Báo Thanh Niên hôm 19 Tháng Hai tường thuật tình cảnh dở khóc dở cười vì nhiều cây xăng tại các quận 12, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp… đang tái diễn cảnh bán xăng theo “định mức.”
Giá xăng cao kỷ lục, đổ xăng thế nào tiết kiệm tiền, không bị móc túi
Việt Nam thiếu hụt xăng dầu, ai găm hàng bị phạt nặng
Vì sao nhiều cây xăng treo biển hết hàng, đóng cửa?
Theo đó, những người đi xe gắn máy chỉ được mua 30,000 đồng ($1.3), tức hơn 1 lít xăng, hoặc tối đa 50,000 đồng ($2.2) cho 2 lít. Trong khi đó, người đi xe hơi chỉ được mua 200,000 đồng ($8.7) cho mỗi lần ghé vào cây xăng.
Đáp lại lời phàn nàn của khách hàng vì họ không còn được đổ xăng đầy bình dù có tiền, tờ báo dẫn lời một số nhân viên cây xăng: “Xăng nhiều là báo nói chớ cây xăng đâu có nói. Giá mắc mà không có xăng bán chớ có xăng bán cũng đỡ. Bán xăng giờ cũng khổ lắm, phải ngó trước ngó sau đủ thứ nữa…”
Một số nhân viên cây xăng giải thích rằng “giá xăng mua vào cao, không có lãi, thậm chí lỗ, nếu cây xăng không bán thì bị phạt nên chấp nhận bán cầm chừng thôi.”
“Một điều cơ bản nhất trong nền kinh tế thị trường là người dân có quyền được mua xăng, dầu đầy bình cho xe gắn máy, xe hơi của mình để duy trì việc đi lại, làm ăn. Nhưng cây xăng từ chối bán đủ chỉ vì… để dành bán cho khách khác. Ngành xăng dầu đang được điều hành như kiểu mua tem phiếu bao cấp ngày xưa không?” ông Nguyễn Duy Thành, doanh nhân bất động sản, được dẫn lời.
Cũng theo báo Thanh Niên, một ngày trước, ông Lê Minh Khái, phó thủ tướng, yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài Chính “chủ động điều hành giá xăng dầu, trong đó cần bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa.”
Ông Khái nhấn mạnh, cơ quan điều hành cần “chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả điều hành giá xăng dầu, cũng như kiểm tra, xử lý nghiêm, không để xảy ra các hành vi trục lợi, đầu cơ, vi phạm pháp luật.”
Tình cảnh khan hiếm xăng tại Sài Gòn được hiểu là do các cửa hàng nhập xăng dầu từ nhà máy Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn, nơi có lượng cung ứng không đầy đủ như từ các đầu mối khác.
Theo báo Tuổi Trẻ, một số chuyên gia cho rằng việc thị trường xăng dầu đang phụ thuộc vào nguồn cung chính là từ nhà máy Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn “đang tiềm ẩn nhiều rủi ro về an ninh năng lượng,” đồng thời đề nghị nhà nước có chế tài trách nhiệm của nhà máy này với các bên mua hàng.
Tờ báo dẫn lời ông ông Trần Duy Đông, vụ trưởng Vụ Thị Trường Trong Nước, Bộ Công Thương, cho hay công suất vận hành hiện nay của Nghi Sơn là 55%, trong lúc chiếm 35% thị phần, thì “thị trường thiếu hụt là đương nhiên.”
Hiện tại, một số doanh nghiệp xăng dầu được ghi nhận đang “chết dở” khi chuyển hướng nhập cảng sau khi Nghi Sơn đứt nguồn cung, phải chịu mua với giá cao, trong khi việc điều chỉnh giá bán lẻ nội địa có hạn và theo chu kỳ.
Theo N.H.K/NV
Comments powered by CComment