Group News: Tin copy

Việt Nam triển khai thí điểm cấp chứng nhận điện tử tiêm vaccine Covid-19 tại ba bệnh viện là Bạch Mai, E, K (Hà Nội).

"Sau một tuần thí điểm, hệ thống đáp ứng tốt việc triển khai cấp hộ chiếu vaccine điện tử. Bộ Y tế dự kiến trong tuần tới họp để hướng dẫn đồng bộ trên toàn quốc", ông Nguyễn Bá Hùng, Phó giám đốc Trung tâm dữ liệu Y tế, Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế, cho biết tại Hội thảo triển khai chứng nhận điện tử tiêm vaccine Covid-19, ngày 22/3.

Những người đã tiêm vaccine Covid-19 tại ba bệnh viện Bạch Mai, E, K và được cập nhật thông tin vào hệ thống tiêm chủng quốc gia, là cơ sở dữ liệu để thí điểm cấp hộ chiếu vaccine điện tử. Ông Hùng giải thích chọn ba bệnh viện này thí điểm là do bệnh viện lớn, dữ liệu người được tiêm chủng chính xác. Tuy nhiên hiện Cục Công nghệ Thông tin mới thí điểm phần mềm ứng dụng nên hộ chiếu vaccine chưa đồng bộ trên hệ thống cho các trường hợp này.

Bộ Y tế đề nghị khẩn trương hoàn thiện hệ thống, đảm bảo cấp 'hộ chiếu  vaccine' sớm nhất - Tin tổng hợp - Cổng thông tin Bộ Y tế

Theo ông Hùng, tháng 12/2021 Bộ Y tế ban hành quy trình cấp chứng nhận hộ chiếu vaccine. Hộ chiếu vaccine điện tử cũng như hộ chiếu vaccine giấy, giúp người dân thuận lợi hơn trong việc đi lại, giao thương quốc tế. Hiện, Việt Nam đã đạt thỏa thuận công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 17 quốc gia.

Quy trình cấp hộ chiếu vaccine điện tử là người dân khai báo thông tin chính xác; cơ sở tiêm chủng chịu trách nhiệm rà soát thông tin, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia và dân cư để xác thực. Tất cả người dân đã tiêm chủng và có thông tin trên nền tảng quản lý tiêm chủng thì có một QR code hiển thị trên ứng dụng PC Covid-19 hoặc Sổ sức khỏe điện tử để kiểm soát khi ra nước ngoài. Bộ Y tế tích hợp chứng nhận điện tử tiêm vaccine cùng với hệ thống ứng dụng hiện tại để thuận tiện cho người dân.

Tính đến ngày 22/3, hơn 202 triệu liều vaccine Covid-19 được tiêm trên cả nước. Trong đó, hệ thống ghi nhận hơn 193 triệu mũi tiêm, tương ứng 96% đã nhập dữ liệu trên nền tảng quản lý tiêm chủng. Như vậy, còn hơn 8 triệu mũi tiêm chưa nhập dữ liệu.

Về vấn đề này, ông Đỗ Trường Duy, Cục trưởng Công nghệ Thông tin, cho rằng việc xác minh chính xác thông tin người dân trên nền tảng quản lý tiêm chủng là điều kiện quan trọng nhất để cấp hộ chiếu vaccine. Cục Công nghệ Thông tin tiếp tục xây dựng, rà soát thông tin để sớm triển khai rộng trên toàn quốc, đồng thời phối hợp với các đơn vị chuẩn bị phương án tiêm mũi thứ 4 cũng như tiêm vaccine cho trẻ em 5-11 tuổi.

Biểu mẫu hộ chiếu vaccine của Việt Nam. Ảnh:Viết Tuân.

Biểu mẫu hộ chiếu vaccine của Việt Nam. Ảnh:Viết Tuân

Từ cuối năm 2021, Việt Nam đã nỗ lực phát triển chứng nhận tiêm Covid điện tử để chuẩn bị đón khách quốc tế trở lại. Hộ chiếu vaccine của Việt Nam có 11 thông tin về người mang, số lượng, chủng loại vaccine được tiêm, mã số của chứng nhận. Các thông tin được ký số, mã hóa và đóng gói dưới dạng mã QR định dạng 2D. Mã QR trên hộ chiếu vaccine hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày khởi tạo.

Ngày 15/3, Việt Nam đã mở cửa du lịch, khách quốc tế nhập cảnh chỉ cần kết quả xét nghiệm nCoV âm tính bằng PCR hoặc test nhanh, khai báo y tế, sử dụng PC-Covid và không phải cách ly.

Theo VnExpress


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.