- Mỹ đề nghị Indonesia không mời ông Putin dự G20
- Ông Putin cáo buộc phương Tây ‘khủng bố’
- Tại sao cuộc bầu cử của Pháp lại quan trọng đối với cả ông Tập và ông Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 1-5 đã ký một đạo luật cấm các ngân hàng của nước này chia sẻ dữ liệu với các cơ quan chính phủ của những quốc gia được gọi là “không thân thiện” đã trừng phạt các thực thể và cá nhân Nga.
Ngân hàng Trung ương Nga (Bank Rossii). Ảnh: TASS |
Luật mới cấm các tổ chức tài chính Nga đáp ứng yêu cầu của các cơ quan nước ngoài, bao gồm cơ quan tư pháp, cung cấp thông tin về khách hàng và giao dịch của họ.
Kể từ nay, các ngân hàng Nga được chỉ thị phải từ chối các yêu cầu như vậy, với lý do luật pháp Nga không cho phép xử lý các yêu cầu đó.
Họ cũng phải thông báo cho Bank Rossii (Ngân hàng Trung ương Nga) trong vòng 3 ngày rằng một quốc gia nằm trong “danh sách đen” của Nga đang tìm kiếm dữ liệu.
Yêu cầu từ một quốc gia “không thân thiện” chỉ có thể được thực hiện nếu Bank Rossii nhận được sự chấp thuận của một cơ quan chính phủ có liên quan của Nga.
Các quy định mới được đưa ra để giảm thiểu rủi ro từ luật bảo mật ngân hàng nước ngoài vốn có thể đe dọa các tổ chức tài chính Nga. Đạo luật tương tự đã được thông qua ở Mỹ vào đầu năm 2021.
Danh sách các quốc gia “không thân thiện” được chính phủ Nga công bố hồi tháng 3 bao gồm Mỹ, Anh, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Nhật và Úc, cùng một số quốc gia khác.
Động thái này nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt được tung ra đối với Nga sau khi nước này khởi động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24-2. Một số biện pháp nhắm mục tiêu vào lĩnh vực ngân hàng Nga, chẳng hạn như ngắt kết nối với hệ thống thanh toán SWIFT và các biện pháp hạn chế khắc nghiệt được áp dụng đối với các ngân hàng hàng đầu của Nga.
Tháng trước, Nga cũng đã yêu cầu các quốc gia “không thân thiện” sẽ phải trả tiền mua năng lượng Nga bằng đồng rúp.
Theo đó, Tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu các nước này mở tài khoản tại ngân hàng Gazprombank, và ngân hàng này có trách nhiệm đổi các khoản thanh toán khí đốt nhập khẩu từ Nga bằng đồng euro hoặc USD sang đồng rúp.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của ông Gergely Gulyas – Chánh văn phòng của Thủ tướng Hungary Viktor Orban - hôm 1-5, có ít nhất 10 nước thành viên đang âm thầm thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp dù các lãnh đạo của Nga tuyên bố không thực hiện phương thức giao dịch này.
Hiện chưa rõ ông Guylas đang đề cập các quốc gia nào trong số các thành viên Liên minh châu Âu (EU). Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria sau khi hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp, nhưng hãng Bloomberg tuần trước đưa tin 10 trong số các quốc gia thành viên của khối này đã thiết lập tài khoản với Gazprombank, và 4 nước đã thực sự thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng cách sử dụng cơ chế này.
Theo PLO
Comments powered by CComment