Giá cả thị trường Mỹ, gồm cả nhà cửa, thực phẩm, năng lượng và các món khác, tăng 6.8% trong Tháng Mười Một, so với cùng thời gian năm ngoái, cao nhất từ 39 năm nay, theo bản thông cáo của Bộ Lao Động Mỹ đưa ra hôm 10/12.
Lạm phát ở Mỹ cao nhất trong 30 năm: nguyên do vì đâu?
Đánh giá hệ quả của lạm phát cao tại Mỹ và cách tiền tìm ‘nơi trú ẩn’
Tòa Bạch Ốc: Lạm phát do COVID-19 gây ra khắp thế giới, không riêng Mỹ
Theo bản tin của hãng thông tấn AP, Bộ Lao Động cũng nói rằng giá cả tăng 0.8% trong thời gian từ Tháng Mười sang Tháng Mười Một, một mức gia tăng đáng kể dù rằng có thấp hơn chút ít so với mức gia tăng 0.9% từ Tháng Chín sang Tháng Mười.
Tình trạng lạm phát đang tạo nhiều khó khăn cho người tiêu thụ Mỹ, nhất là đối với những gia đình có lợi tức thấp và đặc biệt cho các món nhu yếu phẩm dùng thường ngày. Lạm phát cũng triệt tiêu những lợi ích của mức lương cao mà nhiều công nhân đang lãnh, tạo khó khăn cho kế hoạch của Ngân Hàng Trung Ương (Fed) nhằm giảm việc trợ giúp cho nền kinh tế thời đại dịch. Nhưng quan trọng hơn cả, là lạm phát đang khiến người dân Mỹ không hài lòng với chính quyền Biden, dù rằng tổng thống đang có các nỗ lực để giảm mức lạm phát.
Lạm phát xảy ra do nhiều yếu tố, được thúc đẩy bởi nền kinh tế Mỹ nhanh chóng phục hồi sau khi bị đại dịch gây thiệt hại nặng. Việc chính phủ Mỹ trong hai năm qua trút tiền trợ giúp dân chúng lao đao, Fed duy trì lãi suất ở mức thấp nhất chưa từng thấy, cùng là sự thiếu hụt trong chuỗi cung cấp xảy ra ở các cơ xưởng tại Mỹ cũng như ở khắp nơi trên thế giới, đều góp phần tạo nên lạm phát. Các nhà sản xuất không đáp ứng kịp nhu cầu gia tăng bất ngờ của người tiêu thụ, nhiều cơ xưởng ở ngoại quốc chuyên cung cấp cho thị trường Mỹ bị ảnh hưởng bởi COVID-19, các cảng và kho bãi kẹt cứng, cũng đang khiến nỗ lực giảm lạm phát gặp nhiều khó khăn.
Các công ty, do thiếu nhân viên làm việc, đã phải tăng lương cao, và do vậy phải tăng giá hàng để bù đắp cho phí tổn sản xuất gia tăng, nên cũng tạo ra lạm phát.
Kết quả là có tình trạng tăng giá trên đủ mọi mặt hàng, từ thực phẩm cho tới xe hơi cũ, đồ điện tử, đồ dùng trong nhà, và cả giá thuê xe. Giá trung bình một chiếc xe cũ tăng gần 28% trong thời gian từ Tháng Mười Một năm 2020 tới tháng qua, lên mức kỷ lục là $29,011, theo các con số do Edmunds.com đưa ra.
Việc gia tăng của giá cả, vốn khởi sự sau khi đại dịch COVID-19 lên cao điểm khiến người dân Mỹ bị kẹt trong nhà, đã đặt mua ào ạt hàng hóa qua mạng. Sau đó là tới giá thuê nhà, giá thực phẩm ở nhà hàng, giá dịch vụ y tế, và giải trí. Ngay cả một số công ty từ trước đến nay nổi danh nhờ giá hạ, cũng bắt đầu tăng giá các món hàng của họ.
Theo V.Giang/NV
Comments powered by CComment