Group News: Tin copy

Ông Tạ Xuân Chánh, giám đốc Sở Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Định-chủ đầu tư dự án “Tu bổ và tôn tạo các hạng mục tại di tích tháp Bánh Ít” ở xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, ra văn bản gửi Bảo Tàng tỉnh này yêu cầu “khẩn trương kiểm tra, xác minh và xử lý cán bộ, viên chức cung cấp thông tin, hình ảnh, video” tố việc phá hoại tháp Chăm cổ gần 1,000 năm tuổi này.

Việt Nam tìm cách giảm tác động đến nền kinh tế do xung đột Nga-Ukraina

Đàn áp người Rohingya: Mỹ cáo buộc quân đội Miến Điện phạm tội diệt chủng và chống nhân loại

Người Nga bị chặn ở biên giới Mỹ, người Ukraine thì được cho qua

Báo Tiền Phong hôm 21 Tháng Ba, dẫn nội dung văn bản do ông Tạ Xuân Chánh, ký cho biết dự án 25.6 tỷ đồng (gần $1.2 triệu) này “chủ yếu xây dựng chỉnh trang cảnh quan môi trường, đường đi lối lại, nhà chức năng… tháp Bánh Ít bảo đảm sạch sẽ, khang trang. Góp phần nâng cao giá trị di tích, thu hút khách tham quan theo chỉ đạo của tỉnh.”

Đơn vị thi công đưa xe cơ giới vào đào bới khu vực bảo vệ I Tháp Bánh Ít. (Hình: Lê Phương/Dân Tộc và Phát Triển)

Tuy nhiên, ông Chánh cho rằng khi thực hiện dự án do bị báo chí, công luận và mạng xã hội “có một số phản ánh trái chiều không mang tính chất xây dựng xung quanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng cảnh quan, đường đi lối lại tại cụm di tích tháp Bánh Ít,” khiến hôm 4 Tháng Ba, Sở Xây Dựng phối hợp với Ủy Ban Nhân Dân xã Phước Hiệp và các bên liên quan kiểm tra công trình.

Đến ngày 11 Tháng Ba, trong thông cáo gửi báo chí, hai sở Văn Hóa và Xây Dựng thừa nhận việc nhà thầu “đã sử dụng máy đào đứng trên bệ cao với cần để múc các bụi cây rậm hai bên tháp Cổng.”

Ngay sau đó, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã chỉ đạo chủ đầu tư và Sở Xây Dựng kiểm tra việc thi công của nhà thầu.

Thanh Tra Sở Xây Dựng kiểm tra và lập biên bản, đề nghị “ngừng ngay việc thi công san gạt sân phía trước tháp chính và khuôn viên tháp chính bằng máy cơ giới. Đưa thiết bị máy móc ra khỏi hiện trường.”

Sở Văn Hóa sau đó “xin tiếp thu và rút kinh nghiệm sâu sắc, đồng thời sẽ chấn chỉnh các vấn đề liên quan đến việc xây dựng công trình tại tháp Bánh Ít của nhà thầu thi công mà báo chí đã phản ánh.”

Thế nhưng, trong văn bản hôm 18 Tháng Ba gửi giám đốc Bảo Tàng tỉnh Bình Định, ông Tạ Xuân Chánh lại cho truy tìm người đã chụp hình, quay video clip tố sự việc trên.

Cụ thể, qua hình ảnh cho thấy trong lúc thi công, các đơn vị xây dựng đã đưa phương tiện cơ giới vào khu vực tháp đào bới, san gạt và xâm hại di tích. Hai bên cung bậc đá khu vực gần tháp cổng, một vạt rừng cây bụi được san gạt để trồng cỏ.

Đáng chú ý, tại chân tháp cổng xuất hiện kẻ hở, dấu vết bị phương tiện cơ giới, máy xúc đào xới, san gạt sát chân tháp. Việc này khiến nhiều người lo ngại sẽ tạo rung chấn, ảnh hưởng đến ngôi tháp cổ.

Dưới áp lực của công luận, theo báo VOV, chiều 21 Tháng Ba, cũng chính ông Tạ Xuân Chánh đã cho thu hồi văn bản nêu trên.

“Có một số báo nói là tu bổ di tích hay là phá hoại di tích. Có một số bức hình có đống đá chẻ nhưng lại chú thích rằng đào phá đá cổ để đi xây dựng là phản tác dụng. Mấy anh em giải thích không rõ ràng để làm thông tin bị nhiễu. Chúng tôi đã thu hồi văn bản, giao cho ông Bùi Tĩnh, giám đốc Bảo Tàng tỉnh Bình Định, nhắc mấy anh em cán bộ, công chức thông tin cho chính xác. Đây là công chuyện nội bộ,” ông Chánh biện minh.

Di tích quốc gia tháp Bánh Ít ngổn ngang nhìn từ trên cao. (Hình: Lê Phương/Dân Tộc và Phát Triển)

Cụm di tích tháp Bánh Ít là một quần thể tháp Chăm có niên đại cuối thế kỷ 9, đầu thế kỷ 12 gồm bốn tháp, nằm trên một ngọn đồi tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước.

Đây là quần thể kiến trúc độc đáo với dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp, có giá trị nghệ thuật cao, được xếp hạng Di Tích Cấp Quốc Gia năm 1982, và đưa vào tập sách “1,001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của nhóm tác giả người Anh. 

Theo NV


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.