Group News: Tin sản xuất

Những ngày giáp năm, nhiều người lại có chung câu hỏi “Tết này ở lại Sài Gòn hay về?”. Có người chỉ đợi Tết đến để về quê sum vầy, cũng có người không mơ tới ăn Tết mà chỉ mong có thêm thu nhập những ngày này, bởi lẽ… nghỉ hơn 5 tháng là quá đủ rồi. 

5 sự kiện lớn từng xảy ra vào ngày Giáng sinh, bạn đã biết chưa?

Hai năm đại dịch, công và tội của ngành y tế Việt Nam

Thế hệ chịu ảnh hưởng của COVID nặng nề nhất

Một năm 2021 dịch Covid-19 hoành hành, cuộc sống bao con người bị đảo lộn. Tết này ở lại Sài Gòn, dù hơi chạnh lòng nhưng họ không còn lựa chọn nào khác. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của những người Tết này không về quê!

Nham Dan 2022: O lai Sai Gon “cay” Tet hay ve que?
 

"Đã hơn 4 năm từ ngày gửi 2 đứa con gái nhỏ (4 tuổi và 14 tuổi) cho ông bà nội chăm sóc, khăn gói rời Phú Thọ vào Sài Gòn lập nghiệp, vợ chồng anh Chu Văn Sáng (39 tuổi) đã có 2 cái Tết xa nhà. Mùa dịch vừa qua, anh chị cũng chào đón thêm thành viên mới là một đứa con trai kháu khỉnh. Đó là niềm vui và cũng là một gánh nặng cho đôi vợ chồng.

Vốn bán hủ tiếu gõ, xuyên suốt 5 tháng nghỉ dịch anh chị chỉ có đồng ra mà không có đồng vào, toàn bộ chi sinh hoạt như thuê trọ, ăn uống, tiền sinh nở, mua tã, sữa cho con đều nhờ số tiền tích cóp những năm qua cũng như vay mượn từ người thân.

Anh Sáng tâm sự nghỉ lâu như vậy, 2 vợ chồng thiếu nợ, kiệt quệ. Vì vậy từ ngày Sài Gòn cho hàng quán bán lại, anh chị lập tức dựng lại xe hủ tiếu đã bán gần 1 năm nay để có thu nhập. Thấy thương đôi vợ chồng trẻ vừa bán hủ tiếu gõ vừa chăm con gái 2 tháng tuổi, nhiều người Sài Gòn đã đến ủng hộ nên thu nhập của anh chị được cải thiện ít nhiều suốt thời gian qua.

“Vợ chồng còn kẹt quá anh à. Mà quê thì cũng dịch, ở đây cũng dịch nên thôi Tết này hai vợ chồng vẫn ở lại để cày cuốc có thêm tiền gửi cho mấy đứa nhỏ ăn học. Năm nay định nghỉ 1, 2 ngày đầu năm thôi, sau đó vẫn bán tiếp”, anh Sáng chia sẻ.

Như vậy, lại thêm một năm nữa anh Sáng và vợ ăn Tết xa quê, anh nói Tết không về được thì cũng chạnh lòng nhưng bản thân cũng không còn sự lựa chọn nào khác. Chị Đỗ Thị Hằng (32 tuổi, vợ anh Sáng) hy vọng năm mới dịch Covid-19 sớm được kiểm soát để có thể thuận lợi làm ăn buôn bán, vừa trả hết nợ vừa dành dụm được một số tiền để năm sau về quê thăm gia đình, họ hàng.

“Mấy đứa nhỏ ở quê cứ nhắc bố mẹ suốt, nhiều khi muốn rơi nước mắt. Nhưng mình còn trẻ phải ráng làm thôi, vì tương lai của các con, năm nay nghỉ như vậy là quá đủ rồi”, chị ngậm ngùi.

Nham Dan 2022: O lai Sai Gon “cay” Tet hay ve que?
 

Trong khi đó, anh Triệu Văn Thiện (23 tuổi, quê Đắk Lắk) cho biết năm nay mình sẽ ở lại Sài Gòn để tìm việc vào dịp Tết vì hơn nửa năm qua anh ở quê vì dịch. Vốn là sinh viên vừa mới ra trường, anh Thiện tâm sự những tháng qua vì dịch bệnh phức tạp nên kẹt lại ở quê. Suốt thời gian đó, anh dành thời gian để phụ bố mẹ công việc ở nhà cũng như trau dồi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới cho bản thân. Bên cạnh đó, anh cũng lập một số dự án cộng đồng ở quê để bà con nông dân buôn bán, trao đổi online các sản phẩm nông nghiệp trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp.

“Tôi hỏi thăm nhiều người bạn thấy tình hình dịch bệnh ở Sài Gòn không còn nặng nên quyết định lên trở lại và bắt đầu những dự định mới. Tết này không về đâu, ở quê cũng dịch nên chắc không có Tết”, anh bày tỏ.

Anh Thiện cho biết đây là lần đầu tiên anh có kế hoạch ăn Tết xa nhà nên có chút lo lắng. Tuy nhiên, được sự đồng ý của gia đình khiến anh tự tin hơn và mong năm nay sẽ là một cái Tết đáng nhớ.

May L. (T/h)


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.