Group News: Tin copy

Đại dịch COVID-19 không chỉ gây ra nhiều khó khăn kinh tế, mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người Mỹ, nhất là giới trẻ dưới vị thành niên.

Covid-19 thế giới: hơn 269 triệu ca mắc, Mỹ tăng vọt số tử vong vì Covid-19

Cô gái 30 tuổi bị cắt cụt tay, chân sau khi nhiễm Covid-19

Thượng viện Mỹ chặn lệnh tiêm ngừa vắc xin COVID-19 bắt buộc của ông Biden

Để nói về những vấn đề tâm lý này, tổ chức Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) mời một số chuyên gia y tế và tâm lý dự hội thảo hôm Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Hai.

Gioi tre o My gap nhieu van de tam ly trong dai dich COVID-19

Học ở nhà trong đại dịch gây ra nhiều vấn đề tâm lý trong giới trẻ. (Hình minh họa: Bastien Inzaurralde/AFP via Getty Images)

Lý do EMS tổ chức hội thảo về tâm lý của giới trẻ trong đại dịch là do báo cáo mới của ông Vivek Murthy, tổng y sĩ Hoa Kỳ, đăng ngày 7 Tháng Mười Hai.

Theo báo cáo, số người có triệu chứng lo lắng và trầm cảm tăng gấp đôi trong đại dịch.

Trong đó, 25% giới trẻ có triệu chứng trầm cảm, 20% có triệu chứng lo lắng. Không chỉ vậy, số người trẻ tuổi vào phòng cấp cứu vì các vấn đề tâm lý tăng 20%.

Các chuyên gia dự hội thảo của EMS nói về báo cáo này, cũng như các vấn đề tâm lý của giới trẻ trong những cộng đồng gặp khó khăn và một số cách giúp giới trẻ bảo vệ bản thân.

Diễn giả đầu tiên là bà Michelle Doty Cabrera, tổng giám đốc Hiệp Hội Giám Đốc Tâm Lý Quận Hạt (CBHDA) ở Los Angeles.

Bà mở đầu bằng một số thông tin quan trọng về bảo hiểm y tế của California như Medi-Cal, có chăm sóc sức khỏe tâm lý của trẻ em hay người dưới vị thành niên, và có những chương trình tâm lý miễn phí, bất kẻ tình trạng nhập cư của người khám.

Gioi tre o My gap nhieu van de tam ly trong dai dich COVID-19

Bà Michelle Doty Cabrera (trái) và Tiến Sĩ Lori Turk-Bicakci. (Hình: Chụp từ màn hình Zoom)

Trong hơn một năm đại dịch, bà Cabrera cho biết giới trẻ gặp rất nhiều vấn đề tâm lý, và CBHDA báo cáo số người bị trầm cảm hay lo lắng tăng gấp đội, thậm chí gần gấp ba lần.

“Chúng tôi thấy có trẻ em 8 tuổi phải nhập viện vì những suy nghĩ muốn tự tử,” bà nói.

Theo bà, khi mở cửa trường học lại, nhiều học sinh bị các vấn đề tâm lý hơn. Các em ở nhà cũng bị ảnh hưởng tâm lý vì không được gặp bạn bè và thầy cô, nhưng nhiều học sinh bị bệnh tâm lý hơn trước khi đến trường lại.

Bà Cabrera cho hay khám tâm lý cho giới trẻ khó hơn nhiều lần vì phải dùng nhiều phương tiện khác và cách khám khác với khám bệnh. Các bác sĩ và chuyên gia tâm lý còn phải tìm ra điều gì gây ra các khó khăn trong tâm lý của bệnh nhân trẻ.

Trẻ em hay người vị thành niên phải dựa vào người lớn để được chăm sóc sức khỏe, nhưng nhiều phụ huynh trong các cộng đồng thiểu số gặp trở ngại về ngôn ngữ, khó giúp con cái trong các vấn đề tâm lý được.

Gioi tre o My gap nhieu van de tam ly trong dai dich COVID-19

Biểu đồ cho thấy số người trẻ tuổi chết vì uống thuốc quá liều từ năm 2014 đến 2020. (Hình: kidsdata.org)

Diễn giả thứ hai Tiến Sĩ Lori Turk-Bicakci, giám đốc chương trình trẻ em thuộc Cục Nghiên Cứu Dân Số (PRB), với những thông số quan trọng về sức khỏe tâm lý của giới trẻ.

Theo PRB, từ năm 2017 đến 2019, trong 100,000 trẻ em hay người vị thành niên ở Hoa Kỳ có 14.3 người tự tử. Con số đó ở California là 8.9. Bà Turk-Bicakci cho biết đó là một thông số đáng lo ngại.

Một khảo sát của PRB vào Tháng Bảy vừa qua cho thấy phụ huynh thuộc nhiều sắc dân không quá lo lắng về sức khỏe tâm lý của con cái.

Cộng đồng Hispanic có 37% không quá lo lắng về sức khỏe tâm lý của con cái, và có 13% vô cùng lo lắng. Trong khi đó, cộng đồng Á Châu có 23% phụ huynh không quá lo lắng về tâm lý của con cái, và chỉ có 9% vô cùng lo lắng.

Một thông số đáng lo ngại khác là từ năm 2014 đến năm 2020 số người trẻ tuổi chết vì uống thuốc quá liều gia tăng.

Độ tuổi từ 10 đến 14 không có ai chết vì uống thuốc quá liều từ năm 2014 đến 2019. Trong 2020, có 12 người thiệt mạng vì lý do này.

Độ tuổi từ 15 đến 19 có khoảng 50 người chết mỗi năm từ năm 2014 đến 2017. Trong năm 2020, con số đó tăng vọt lên 282.

Tiến Sĩ Lori Turk-Bicakci còn cho hay số người vị thành niên từ 12 đến 17 tuổi vào phòng cấp cứu vì tự tử tăng nhiều vào Tháng Năm, 2020, nhất là các thiếu nữ.

Cuối cùng, bà kêu gọi phụ huynh tìm hiểu nhiều hơn các vấn đề tâm lý của giới trẻ và sử dụng những phương tiện của chính phủ để bảo vệ con cái trong đại dịch.

Gioi tre o My gap nhieu van de tam ly trong dai dich COVID-19

Từ trái, Tiến Sĩ LaTonya Wood, Bác Sĩ Ulash Dunlap, và cô Gabii LeGate. (Hình: Chụp từ màn hình Zoom)

Diễn giả thứ ba là Tiến Sĩ LaTonya Wood của đại học Pepperdine University ở Malibu, California, nói về những khó khăn chăm sóc sức khỏe tâm lý cho các cộng đồng da màu, nhất là người gốc Phi Châu.

Bà nói cộng đồng gốc Phi Châu bị ảnh hưởng sức khỏe nhiều hơn các cộng đồng khác trong đại dịch. Giới trẻ của cộng đồng này phải lo sợ về sức khỏe của người thân và phải tìm cách vượt qua nỗi đau khi có người nhà qua đời vì COVID-19.

Họ còn lo lắng về sức khỏe của bản thân, lại phải suy nghĩ về những vấn đề khác trong gia đình như như tiền bạc và thức ăn. Không chỉ vậy, trường học đóng cửa khiến nhiều học sinh phải ở nhà và chịu cảnh bạo hành trong gia đình, bị thương tích nhiều chỗ, và còn bị tổn thương tâm lý.

Tuy nhiên, tiến sĩ cho biết, nhờ công nghệ tân tiến, giới trẻ có thể dễ kêu gọi giúp đỡ hơn trước rất nhiều.

Diễn giả thứ tư là Bác Sĩ Ulash Dunlap, chuyên gia tâm lý về hôn nhân và gia đình, nói về những vấn đề tâm lý của cộng đồng Á Châu.

Một lý do khiến nhiều người trẻ tuổi gốc Á Châu gặp nhiều vấn đề tâm lý là sự kỳ thị liên quan đến đại dịch COVID-19. Họ là nạn nhân của những vụ kỳ thị hoặc chứng kiến cha mẹ mình bị kỳ thị.

Bà Dunlap cho biết trong Tháng Ba, 2020, có khoảng 3,800 tội ác thù ghét xảy ra, và tăng lên gần 6,700 vụ trong Tháng Ba, 2021.

Những vụ thù ghét này làm giới trẻ gốc Á Châu gặp nhiều vấn đề tâm lý, trong đó có hậu chấn tâm lý (PTSD) sau khi bị kỳ thị.

Khi trường học mở cửa lại, nhiều học sinh gốc Á Châu phải tìm cách thích nghi với môi trường học mới, vừa phải chịu cảnh kỳ thị từ những người chung quanh, khiến họ cảm thấy lo lắng về bản thân và gia đình.

Theo Bác Sĩ Dunlap, một báo cáo mới cho biết, 65% trẻ em người Mỹ gốc Hoa lo sợ bị kỳ thị liên quan đến đại dịch, và 75% phụ huynh gốc Hoa lo sợ điều đó.

Gioi tre o My gap nhieu van de tam ly trong dai dich COVID-19

Giới trẻ gốc Á Châu lo sợ nhiều thứ vì tình trạng thù ghét trong đại dịch. (Hình minh họa: David Ryder/Getty Images)

Diễn giả cuối cùng là cô Gabii LeGate, giám đốc điều hành tổ chức Blossoming Minds, chia sẻ suy nghĩ của nhiều người đồng tính trẻ tuổi trong đại dịch.

Cô kể mình gặp nhiều may mắn trong đại dịch như tốt nghiệp đại học, được thấy em gái tốt nghiệp trung học, và cho rằng mình làm được điều đó vì có người giúp đỡ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có người giúp đỡ như cô LeGate. Trong năm 2020, 80% giới trẻ đồng tính cho biết đại dịch làm cuộc sống gia đình căng thẳng hơn trước. Chỉ có khoảng 1/3 người đồng tính trẻ tuổi cho hay gia đình ủng hộ giới tính của mình.

Đối với nhiều người đồng tính trẻ tuổi, trường học được coi là một nơi an toàn vì bạn bè chấp nhận mình, và là nơi để tránh gia đình.

Tuy nhiên, trường học phải đóng cửa vì đại dịch, khiến học sinh đồng tính phải ở nhà với gia đình, và người nhà không chấp nhận giới tính của họ, dẫn đến nguy hiểm về tâm lý, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Cuối cùng, các diễn giả lại nhấn mạnh sự nguy hiểm của đại dịch COVID-19, không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của nhiều gia đình, mà còn tạo ra nhiều vấn đề tâm lý cho giới trẻ thuộc nhiều cộng đồng.

Theo NVO


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.