Trong bữa tiệc nếu ai có 7 biểu hiện này thì tốt nhất bạn nên tránh xa, bởi đây là biểu hiện của người năng lực kém, không được người khác coi trọng…
Ăn uống giống như một tấm gương, nhân cách và sự tu dưỡng trong đối nhân xử thế của một người được phản ánh trong những chi tiết nhỏ nhặt.
Thật vậy! Ăn uống có vẻ như là một việc nhỏ, nhưng nó thực sự là chuyện hệ trọng. Trên bàn rượu, người có 7 hành vi này là người có “mặt lành tâm ác”, nên phải tránh xa.
1, Cưỡng ép người khác uống rượu
Việc nhậu nhẹt là điều khó tránh khỏi khi trong bữa tiệc, uống trong bữa ăn là chuyện thường tình nhất ai cũng nghĩ, nhưng có loại người thích ‘nhậu nhẹt’, liên tục nâng ly và bắt đầu cưỡng ép người khác uống rượu theo ý mình. Khi bị người khác khéo léo từ chối, họ thường nói những câu mỉa mai xúc xiểm như:
– Không uống với anh là chú không coi anh ra gì.
– Không cạn hết ly là chú không nể anh.
– Cả bàn uống, mỗi ông không uống mất hết cả vui.
– Cứ hết mình đi, say thì tôi đưa về.
– Đàn ông mà uống nước ngọt thì khác gì đàn bà.
– Chỉ có những thằng sợ vợ mới không dám uống.
– Anh không uống là không có thịnh tình.
– Cậu không uống là không nể tôi…
Họ không hề nghĩ đến rằng, người khác lát sau còn phải lái xe về nhà, việc chuốc rượu người khác là hành vi rất nguy hiểm cho đối phương và xã hội. Ngoài kia, có không ít những trường hợp tử nạn khi trở về nhà sau bàn nhậu, những cái chết đau đớn, oan trái không báo trước với những con người đang đi đường vô tội, mà chính họ – những kẻ ép rượu không thể phủi bỏ trách nhiệm.
Những kẻ có lối tư duy ích kỷ như vậy, lấy tính mạng và nỗi đau người khác ra chỉ để thỏa mãn tâm thái được người khác “nể nang”, mười phần là mặt lành tâm ác, hiển nhiên là ta nên tránh xa. Và mỗi chúng ta hãy là con người “sáng suốt” trên bàn rượu, đừng vì sĩ diện hão, đừng vì một lần cả nể mà rất có thể sẽ đánh mất cuộc đời mình, để lại muôn vàn đau thương cho gia đình và xã hội.
2. Cứ quá chén là có hành vi thô tục và chửi bới người khác
Có người cứ uống rượu vào là nóng tính, nhẹ thì anh ta trêu chọc ai đó đang ngồi cùng, cố tình nói xéo để chọc tức họ, còn nặng thì anh ta gây gổ cả với những người không quen. Nguyên lúc đầu, bữa tiệc bắt đầu bằng không khí vui vẻ, rộn ràng, nhưng vì sự quá chén của anh ta khiến cả nhóm mất vui, càng về cuối lại càng cảm thấy thấy nặng nề và ngột ngạt.
Rượu không khiến một người thay đổi tính cách, nó khiến người ấy bộc lộ ra tính cách thực của mình, tiết lộ những gì đã có, ẩn giấu đâu đó bên trong người đó. Người mà hễ cứ quá chén là đập phá, chửi bới người khác, tất nhiên sẽ bị mọi người xa lánh.
3. Chế nhạo những người xung quanh bằng giọng điệu giễu cợt
Việc đánh giá mối quan hệ giữa hai người có thân thiết hay không chỉ cần xem giữa hai người có thường xuyên đùa giỡn với nhau hay không.
Đùa giỡn giữa bạn bè với nhau không có gì sai, đó là minh chứng cho một mối quan hệ tốt đẹp, nhưng hãy nhớ khi đùa giỡn và chọc cười những người trong bàn rượu, có thể bạn coi đối phương là bạn, nhưng người khác chưa chắc đã coi bạn là bạn. Thứ hai, dùng bữa thuộc về những nơi công cộng, và ngay cả những người bạn thân thiết cũng không muốn bạn chọc vào chỗ đau của người khác, ví như nói: “Đến cả rót rượu cũng chẳng biết, xem ra kinh nghiệm xã hội còn non lắm, chả trách đến giờ vẫn là nhân viên quèn!”… Nếu ai đó tức giận, kiểu người này sẽ nói: “Tôi đùa tý thôi! Bản thân tôi cũng vậy mà!”…
Những người như thế này chẳng quan tâm đến người khác chút nào, và tốt nhất bạn nên tránh xa họ khi bạn gặp họ.
4. Lớn tiếng với người phục vụ
Có người vào nhà hàng uống rượu, cho rằng mình “có tiền” nên bắt đầu quát nạt nhân viên phục vụ hoặc cố tình gây khó dễ cho họ, hành vi này sẽ khiến những người cùng bàn cảm thấy xấu hổ.
Công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng rất vất vả, thu nhập không cao, mọi người nên tôn trọng họ, đây là phẩm chất cơ bản của một người. Trong mọi bữa tiệc, dù bạn đến nhà hàng sang trọng hay bình dân thì khi người phục vụ đang làm việc, bạn là khách hàng, bạn nên tôn trọng họ.
Người tốt bụng sẽ không cố ý ‘gây chuyện’, phô ra chuyện này chỉ khiến người khác biết được rằng bạn thật tồi tệ, không tôn trọng người khác. Và thật đáng tiếc rằng trong mắt các lãnh đạo thì loại người này chính là người không đáng thương lượng và trọng dụng nhất.
5. Gọi thêm rượu và đồ ăn ở giữa bữa tiệc
Rượu và thức ăn trong quán thường là do khách đặt theo ngân sách, thêm rượu và thức ăn ở giữa buổi tiệc nên là việc của người tổ chức. Nếu những khách mời trên bàn rượu chủ động gọi thêm đồ mà không được phép, đó là một sự thiếu tôn trọng lớn đối với người tổ chức và người trả tiền.
Thêm một số món ăn rẻ tiền thì không sao, nhưng nếu gọi thêm những món ăn, thức uống đắt tiền thì đây rõ ràng là hành động khá “vô ý thức”, khiến người khác không hài lòng, ghét bỏ.
6. Chê bai đồ ăn thức uống trên bàn tiệc
Cuộc sống hiện giờ cũng đã khá giả hơn ngày xưa rất nhiều, và mọi người cũng thường rủ nhau đến nhà hàng dùng bữa kiểu như hôm nay người này mời, ngày mai người kia mời.
Tuy nhiên, không phải điều kiện ai cũng như ai, đó là điều hiển nhiên. Có bữa người này mời khá thịnh soạn với những món ngon, người kia mời thì không được phong phú như người trước. Những lúc như thế, chúng ta cũng nên nghĩ cho hoàn cảnh của đối phương mà thông cảm, không nên so bì, mà quan trọng là ở tấm lòng.
Đôi khi có những người lại không nghĩ thế, hễ thấy quán xá, đồ ăn thức uống không được như ý liền chê bai đủ điều, người như vậy chỉ khiến người khác cảm thấy khó chịu, rất không có giáo dưỡng, dần dần sẽ xa lánh anh ta.
7. Mỗi khi tính tiền liền tìm cách lảng tránh
Người phương Đông rất coi trọng phép lịch sự, có đi có lại, lấy việc ăn uống làm ví dụ, hầu hết họ sẽ ngầm tuân theo quy tắc bất thành văn “hôm nay bạn mời tôi, ngày mai tôi sẽ mời lại bạn”.
Nhưng có một loại người thích ăn chực, hoặc chính là rất keo kiệt. Trong các cuộc vui bạn bè, khi cần thanh toán thì họ lẩn trốn, hoặc tìm lý do để tránh phải thanh toán. Nếu trong bữa tiệc thật sự có những người như vậy bạn cũng cần phải tránh xa.
Trong trường hợp bữa tiệc rượu đã có người tổ chức và đứng ra trả tiền, chúng ta không cần phải “tranh giành” việc chi trả hóa đơn, kiểu hành vi này thực ra rất thô và phản cảm, bởi những người được mời ngay từ đầu đều đã biết ai là người đứng ra chi trả bữa tiệc và hiểu rõ mục đích mình tham dự bữa tiệc, nên những hành động như vậy có thể bị người khác xem là biểu hiện đạo đức giả, khoe khoang. Nếu bạn thật sự muốn mời mọi người thì có thể sắp xếp buổi sau.
Theo DKN
Comments powered by CComment