Hiện nay thuận theo sự phát triển của internet và nhu cầu của con người càng ngày càng nhiều, đã xuất hiện khá nhiều nghề mới. Có người làm nghề tương đối ‘truyền thống’ như kỹ sư, bác sĩ; có người làm về đầu tư tài chính, bảo hiểm, ngân hàng v.v.
Với sự xuất hiện của Web 2.0, các ông lớn công nghệ tạo một nền tảng để người dùng sáng tạo nội dung như Youtube, Facebook, Twitter… thì lúc này (đối với nền tảng Youtube) xuất hiện một nghề là Youtuber.
Có thể một số Youtuber nói một vài câu, hoặc làm một vài hành động mang tính bộc phát mà nổi tiếng, nhưng liệu như thế có theo nghề được không? Và nếu muốn theo nghề lâu dài, thì người làm nội dung cần những năng lực gì?
Trong chương trình ‘Chính luận thiên hạ‘ đăng ngày 16/4, giảng viên Đại học Phi Thiên là Giáo sư Chương Thiên Lượng đưa ra chia sẻ rất có tính tham khảo về 7 phương diện/năng lực mà người làm phân tích tin tức cần có như sau.
Nhưng trước khi đi vào phần chính, Giáo sư Chương tản mạn một chút về cách khai thác nội dung.
Tản mạn về cách khai thác nội dung
Đầu tiên Giáo sư Chương nói về tin tức gần đây, ở địa phương Hàng Châu (Trung Quốc), thì lương của host (người dẫn chương trình) và các nhân viên của họ đã giảm hơn một nửa. Trong quá khứ, lương hàng tháng của host tầm 20 đến 30 nghìn NDT, nay chỉ giảm còn 8000 NDT (24 triệu đồng), lương của những nhân viên còn giảm nhanh hơn.
Hiện tượng này ở hải ngoại cũng rất rõ ràng, con đường đi của Youtuber hải ngoại càng ngày càng đông đúc và chen chúc. Người nổi tiếng trên mạng thông thường sinh tồn không quá 3 năm. Giáo sư Chương thấy rằng, nhiều người nổi tiếng trên mạng, trải qua khoảng 1 2 năm sau, trên cơ bản không có mấy người xem nữa. Vì sao? Bởi vì người xem thấy không có những cái mới nữa, họ sẽ chuyển lực chú ý sang người khác.
Giáo sư Chương đưa ra con số 3 năm, là vì năm đó Giáo sư Chương tiến vào lĩnh vực này, ban đầu là làm cùng với Phát thanh hy vọng (SOH), bên SOH nói hãy mở kênh Youtube trong 3 năm, khi đó Giáo sư Chương cũng ký hợp đồng 3 năm, bởi vì thời gian sinh tồn của người nổi tiếng trên mạng thông thường không quá 3 năm.
Nhưng Giáo sư Chương nhìn nhận, chu kỳ sinh tồn 3 năm chủ yếu nhắm vào loại ‘phi tin tức’ (không phải tin tức), hoặc là loại ‘phi bình luận tin tức’. Bởi vì dù là kênh truyền bá tri thức, hoặc giải trí, thì thời gian tồn tại của họ có giới hạn, gồm cả những kênh làm nội dung hài hước, thì thời gian sinh tồn của họ cũng rất có hạn. Điều này có quan hệ với sự ‘cũ hoá’ hoặc ‘lão hoá’ của kết cấu tri thức của người dẫn chương trình, hoặc là cạn kiệt ý tưởng hài hước.
Bản thân Giáo sư Chương cảm thấy rằng, thể loại ‘tin tức’ hoặc ‘bình luận’ thì có chu kỳ sinh mệnh lâu hơn, nhưng độ trung thành (của khán giả đối với loại) tin tức khá thấp. Bởi vì khi xảy ra sự kiện, thì chúng ta đều thấy trên tivi hoặc trên các kênh của Youtuber.
Nhưng chu kỳ sinh mệnh của loại bình luận tin tức, theo cách nghĩ của Giáo sư Chương, thì dài hơn một chút. Vì sao? Bởi vì khi không ngừng phát sinh đại sự, thì người ta ‘biết đó là sự kiện gì, nhưng không biết tại sao lại như vậy’.
Ví như khi bùng nổ Chiến tranh Nga – Ukraine, vậy thì bối cảnh đằng sau là gì, lịch sử xung đột giữa Nga và Ukraine như thế nào, so sánh hai bên về thực lực quân sự, chế độ chính trị, văn hoá v.v. Khi xảy ra một sự kiện lớn, nhiều người không rõ sự việc đằng sau là gì, lúc này cần người bình luận tin tức trám vào những khoảng trống đó, gồm cả việc đó sẽ ảnh hưởng đến thế giới như thế nào.
Có lúc bạn biết sớm một chút, sẽ giúp bạn rất nhiều. Ví như nói về lạm phát rất ghê gớm. Lạm phát làm kinh tế gặp vấn đề, tiền trong túi bạn bị giảm, vậy thì làm thế nào để bảo tồn tiền của bạn sao cho không bị mất giá? Nhà bình luận sẽ gợi ý bạn mua vàng (đây chỉ là ví dụ). Bạn hành động lúc đó, thì sau vài tháng có thể khoản đầu tư của bạn đã tăng lên rất nhiều.
Cho nên nhiều khi nhà bình luận phát hiện những xu hướng hoặc nhạy cảm về chính trị, thì bạn có thể đoán được bước tiếp theo sẽ như thế nào. Khi việc này phát sinh, bạn nên làm thế nào, bạn có thể ‘Run’ (chạy) sớm. Ví như năm 2020 2021, bạn Run sẽ dễ hơn. Nhưng nếu lúc ấy bạn không nghe, thì bây giờ 2023 Run càng khó hơn.
Giáo sư Chương cho rằng, nhiều khi nhà bình luận tin tức, thì ‘lý giải của họ về xã hội’ là một nhu cầu dài hạn. Mà bình luận tin tức sẽ càng ngày càng có giá trị. Vì sao? Bởi vì bạn làm thời gian càng dài, thì tin tức tích luỹ trong đầu càng nhiều, bạn biết càng nhiều sự việc. Cho nên khi một sự tình xảy ra, thì trong não của bạn sẽ dễ dàng tìm được một tiền lệ đã từng xảy ra trong lịch sử, sau đó so sánh chỗ giống – khác, ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế, địa chính trị, quan hệ quốc tế v.v. Bạn có rất nhiều phương diện để phân tích. Tất cả đều nằm trong đầu của bạn.
Cho nên rất nhiều host về tin tức, chúng ta sẽ phát hiện chu kỳ sinh tồn của họ vô cùng dài. Ở Mỹ có rất nhiều host lão làng, đã làm công việc đó mấy chục năm, ví như một ký giả rất nổi tiếng là Mike Wallace, ông đã làm việc này mấy chục năm, nguyên nhân cũng là vì thế (nhu cầu của đại chúng).
Giáo sư Chương cảm thấy, đối với loại mang tính giải trí và có hàm lượng tri thức không cao, thì chu kỳ sinh tồn của nó rất ngắn. Nếu có người thiên về tri thức, đặc biệt là loại bình luận tin tức, thì nói một cách tương đối là tốt hơn một chút.
7 phương diện/năng lực cần có của người làm bình luận tin tức
Có người cho rằng làm Youtube là việc rất dễ, nên cũng muốn làm bình luận tin tức. Giáo sư Chương nói, có không ít người cảm thấy người nổi tiếng trên mạng chỉ cần nói vài câu, liền thu hút được nhiều sự chú ý, được nhiều lượt xem, sau đó có thu nhập, cho rằng đây là lối tắt đi đến Danh Lợi.
Là một nhà bình luận tin tức, Giáo sư Chương biết sự khó khăn của của công việc này. Giáo sư Chương nói, làm người nổi tiếng trên mạng kỳ thực kiếm không được bao nhiêu tiền. Nếu muốn làm một kênh bình luận tin tức thành công, thì (theo Giáo sư Chương) ít nhất cần 7 phương diện/yếu tố/năng lực sau. Nếu không có 7 phương diện này, thì bạn làm loại bình luận tin tức không thể thành công.
1, Năng lực kể chuyện tốt
Yếu tố thứ nhất, bạn phải có năng lực kể chuyện tốt. Một câu chuyện thời sự phức tạp, bạn dùng từ ngữ thật đơn giản để tường thuật lại rõ ràng, hơn nữa còn điều chỉnh độ mạch lạc để người khác có thể follow (theo) kịp, dễ dàng hiểu bạn đang nói gì. Ngóc ngách ngọn nguồn của câu chuyện phải được kể vô cùng rõ ràng. Đây là yêu cầu thứ nhất: năng lực kể chuyện phải tốt.
2, Lượng tri thức lớn
Điểm thứ hai là cần một lượng tri thức lớn. Bởi vì một sự kiện đã phát sinh, ví như gần đây ở Israel xảy ra kháng nghị quy mô lớn, vậy thì kháng nghị này ảnh hưởng như thế nào đến Israel. Điều này nghĩa là, khi một địa phương xảy ra một sự kiện, bạn phải có lượng tri thức lớn, mới có thể nhanh chóng tiến hành phân tích và giải mã.
Cho nên Giáo sư Chương cho rằng, bạn phải có tri thức lịch sử, phải biết được lịch sử quá khứ đã phát sinh điều gì; phải biết địa lý, khi sự việc này xảy ra sẽ ảnh hưởng đến quốc gia xung quanh như thế nào. Ngoài ra bạn còn phải hiểu về kinh tế, quan hệ ngoại giao, pháp luật, quân sự, tôn giáo, triết học v.v. Rất nhiều phương diện bạn đều phải hiểu một ít. Để khi phát sinh một sự kiện, bạn có thể phân tích từ nhiều góc độ khác nhau. Đây là điều cần có của người làm bình luận tin tức: tri thức phong phú.
3, Năng lực học nhanh
Điểm thứ ba là một yêu cầu rất cao, đó là năng lực học nhanh. Khi gặp một lĩnh vực chưa thể liễu giải, ví như sự xuất hiện của Chat GPT, bạn làm thế nào nhanh chóng để hiểu lĩnh vực đó, sau đó chuyển hoá thành tri thức ở tầng kiến thức khoa học phổ thông. Bạn phải hiểu sâu, sau đó lại chuyển hoá thành tri thức phổ thông để đại chúng hiểu.
Thông thường (đối với Giáo sư Chương) chỉ có thời gian vài tiếng đồng hồ, đột nhiên xuất hiện sự kiện, trong một khoảng thời gian ngắn bạn làm reseach (nghiên cứu), thu thập tư liệu, chỉnh lý gia công, sau đó tiêu hoá kiến thức đó, để nó trở thành một bộ phận của mình, sau đó thông qua ngôn ngữ mà giảng ra. Đây là năng lực cần có thứ ba.
4, Năng lực phân biệt thật giả
Năng lực thứ tư cũng rất quan trọng đó là: năng lực phân biệt tin tức thật giả.
Hiện nay tin tức giả trên mạng có quá nhiều, có nhiều tin tức ‘hợp khẩu vị’ (thoả mãn kỳ vọng) đối với bạn, nhưng sau khi xem xong, bạn có thể phân biệt cái nào thật, cái nào giả. Ít nhất ngay cả khi bạn phân tích không đúng lắm, nhưng toàn bộ quá trình phân tích tư duy, thu thập tài liệu như thế nào, dùng logic để luận chứng tin tức v.v. điều này nhất định phải mạnh.
Đương nhiên ai cũng không phải là Thần, ai cũng không nhất định đúng, nhưng bạn nhất định phải có năng lực phân biệt thật giả vô cùng cơ bản. Bạn có thể phân tích không đúng, bởi vì chúng ta là vẫn là ‘phán đoán tin tức không hoàn chỉnh’, có rất nhiều sự tình/nội tình chúng ta không biết. Chúng ta chỉ có thể từ những tin tức có sẵn, thông qua quá trình tư duy logic rồi với đưa kết luận.
Cho nên có lúc bạn phán đoán sai, điều này không thành vấn đề. Nhưng vấn đề quan trọng là: bạn có thể phân biệt rõ ràng những tin tức giả. Giống như ‘Lý thượng Tập hạ’ (Lý Khắc Cường đang lên, Tập Cận Bình đang xuống), chắc chắn là tin tức giả, bạn nhìn thế nào cũng biết nó là tin tức giả. Gồm cả việc Tập Cận Bình liệu có đánh Đài Loan, ngay cả trong ĐCSTQ có những tiếng nói phản đối, bạn cũng biết trong đó cái nào là tin thật, cái nào là tin giả.
Đây là một điều rất quan trọng đối với người làm bình luận tin tức. Nó sẽ tăng tính khả tín (độ uy tín) kênh của bạn. Kết luận của bạn có thể không đúng (không ai có thể đảm bảo mình luôn đúng), nhưng quan trọng là: bạn có thể dựa vào những tin tức hiện có, sau đó dùng bộ logic nghiêm cẩn (嚴謹: chặt chẽ) để nói cho rõ ràng.
5, Nói dễ nghe
Điều thứ năm cũng rất quan trọng đó là phải nói rõ ràng, phát âm tròn vành rõ chữ.
Kỳ thực bạn sẽ thấy những người nổi tiếng trên mạng, hoặc những người có ảnh hưởng khá lớn, khi nghe tiếng nói của họ, bạn rất dễ tiếp nhận. Họ nhả chữ rất rõ ràng, âm thanh khá sáng, hoặc là tiết tấu phù hợp, làm người khác cảm thấy dễ chịu.
Nói dễ nghe, điểm này có một số người không nhất định là Thiên phú, nhưng có thể luyện tập được.
6, Góc nhìn độc đáo
Điểm thứ sáu là bạn phải có góc nhìn độc đáo. Những điều bạn nói tuyệt không phải là điều mà ai ai cũng nói, người khác nói sao thì bạn nói vậy, không phải như thế. Góc nhìn độc đáo làm cho kênh bạn có giá trị tồn tại.
Bạn phải có suy nghĩ độc đáo, mới có thể gợi ý cho người khác. Đây là điểm thứ sáu: góc nhìn độc đáo.
7, Vận khí
6 điều Giáo sư Chương nói chia sẻ ở trên, nó thuộc về năng lực cá nhân, mà năng lực có thể luyện tập được.
Còn điều thứ bảy này không phải có thể luyện tập mà có được, nó là gì? Chính là vận khí (運氣: vận may).
Trên Youtube, kênh của bạn tự nhiên nổi bật hơn cả, thì rất nhiều khi là vận khí chiếm phần lớn. Đến một ngày, đột nhiên kênh của bạn được đề xuất của Youtube, sau đó bạn nổi tiếng ngay lập tức, có thể là như thế.
Giáo sư Chương kể về trải nghiệm của mình khi làm Youtube, nói rằng kênh của mình có vận khí tốt. Ngày 13/4/2019, Giáo sư Chương mở kênh Youtube Thiên Lượng thời phân (天亮時分: Thiên Lượng Times), bắt đầu từ con số 0 (0 sub, 0 view…). Đến đầu tháng 5 lại nổi bật lên, tức chưa tới 1 tháng, lượng đăng ký tích luỹ tầm 40 hay 50 nghìn. Vì sao lại nhanh như vậy?
Giáo sư Chương kể, kỳ thực đây là một sự việc rất trùng hợp, khi đó ông Trump tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc, đây là tin tức nóng lúc ấy. Giáo sư Chương đã có một bài phân tích, đột nhiên video lên được hơn 200 nghìn lượt xem. Chính 200 nghìn lượt xem đó đã mang lại 40 đến 50 nghìn người đăng ký cho kênh của Giáo sư Chương. Đại khái chỉ trong một tháng.
Giáo sư Chương cũng chia sẻ, về phương diện vận khí, thì nếu không có 6 điểm trên, thì hầu như kênh bạn không có cơ hội được Youtube đề xuất, hoặc có thể không trụ lâu.
Chúng ta biết rằng trên Youtube, số lượng subcriber (đăng ký) có thể rất cao, có thể là mấy trăm nghìn hoặc mấy triệu sub, nhưng số lượng đăng ký không phải là thứ có giá trị nhất, Youtube không xem thứ đó, gồm cả quảng cáo cũng không xem thứ đó; mà Youtube xem lưu lượng hiện tại, tức lượt xem của bạn bao nhiêu.
Ví như số lượng sub của bạn là 1 triệu hoặc 2 triệu, nhưng nếu lượt xem của bạn chỉ khoảng vài chục nghìn, hoặc lượt xem chưa tới 1/10 lượng sub, thì trên thực tế kênh này đang bị thu hẹp. Điều này nghĩa là bạn chỉ có thể hấp dẫn những người dùng của bạn, lượt xem của bạn chỉ quanh quẩn trong đó. Dần dần, việc duy trì kênh của bạn càng ngày càng khó.
Tóm lại, trên đây là 7 điều mà người bình luận tin tức/người làm nội dung nên có. Nhưng nếu bạn là người đẹp trai đẹp gái, thì đó là một câu chuyện khác. Nhưng 7 điều trên thật sự là điều không thể thiếu.
Mạn Vũ
Comments powered by CComment