Trong chương trình ‘Chính luận thiên hạ‘ đăng ngày 15/1, nhân câu chuyện một người đàn ông ở Thâm Quyến cầm biểu ngữ phản đối lãnh đạo tối cao, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã có nhận xét khá thú vị, đồng thời chia sẻ một chút về xã hội lý tưởng ‘tiểu quốc quả nhân’ của Đạo gia như sau.
Ảnh: Freepik.
Lãnh đạo ra quyết sách mà ai cũng khen là điều bất thường
Giáo sư Chương chia sẻ rằng, lãnh đạo quốc gia, địa khu hoặc doanh nghiệp nên chuẩn bị tâm thái… ‘nghe mắng’. Nói ra có thể hơi buồn cười, nhưng Giáo sư Chương giải thích, trong xã hội này, không có sự việc mà khi bạn làm, người khác đều khen. Nếu mọi người đều khen, thì đây không phải là một xã hội chính thường.
Nếu đã biết sau khi ra quyết sách, nhất định sẽ có người mắng bạn, thì bạn phải khoan dung một chút, và nên chuẩn bị tâm lý lắng nghe.
Khi Giáo sư Chương làm chương trình trên Youtube có nói một số lời mà người khác không thích nghe, nhưng Giáo sư Chương nói rằng mình không làm tổn hại bất cứ lợi ích cụ thể của cá nhân nào, nhưng có người không thích, họ vẫn lưu lại comment lăng mạ, trong khi lượng đăng ký kênh của Giáo sư Chương chỉ có mấy trăm nghìn người.
Vậy thì nếu một người làm lãnh đạo của một quốc gia lớn, khi đưa ra quyết sách sẽ ảnh hưởng đến hàng tỷ người, nếu không ai mắng là điều bất thường, có người mắng mới là điều bình thường. Lúc này lãnh đạo phải có lòng độ lượng, triển hiện sự bao dung mà tiếp nhận hiện thực ấy.
Câu chuyện ‘Thanh miêu pháp’: cả người giàu và người nghèo đều mắng Vương An Thạch
Giáo sư Chương kể một câu chuyện khi Vương An Thạch biến pháp (cải cách), trong đó có một pháp luật gọi là ‘Thanh miêu pháp’ (青苗法).
Thanh miêu pháp là pháp luật gì? Chính là mỗi năm đến thời kỳ giáp hạt, chính phủ sẽ cung cấp một khoản vay cho nông dân. Nông dân không có tiền mua hạt giống, họ sẽ không có tiền ăn; không có đồ ăn, họ có thể đi cướp bóc; thậm chí nếu không đưa tiền, họ sẽ tạo phản; nếu không có tiền mua hạt giống, sẽ không trồng được hoa màu cho năm sau… Đây là cách nghĩ của Vương An Thạch thời bấy giờ. Vậy phải làm thế nào?
Theo chính sách ‘Thanh miêu pháp’ của Vương An Thạch, chính phủ sẽ cung cấp khoản vay cho nông dân không có tiền, sau đó đến mùa thu hoạch sẽ hoàn lại một ít lợi tức (利息: lãi) cho chính phủ.
Chúng ta thấy rằng, xuất phát điểm khi chế định chính sách này vô cùng tốt, là một chính sách lợi dân, nhưng khi chấp hành cụ thể thì xuất hiện vấn đề. Đó là quan chức địa phương cảm thấy cho người nghèo mượn tiền, người nghèo không trả được thì làm thế nào, quan chức địa phương cũng không dám mạo hiểm. Còn đưa tiền cho người giàu, thì không những lấy lại tiền, mà còn có thể thu được lợi tức.
Lúc ấy người giàu không muốn vay tiền, còn quan phủ lại ép họ vay, không vay không được; quan phủ phải chấp hành chính sách, mỗi năm phải hoàn thành bao nhiêu chỉ tiêu, đưa KPI này cho người dân v.v.
Người nghèo cần tiền, chính phủ không cho mượn, còn người giàu không cần lại bị ép vay. Vốn dĩ xuất phát điểm của chính sách này là lợi dân, nhưng cuối cùng cả người nghèo và người giàu đều mắng Vương An Thạch.
Do đó khi một người ra quyết sách, thì lợi ích của mỗi người là khác nhau, một quyết sách đưa ra luôn có người được lợi và người chịu hại. Người ta cũng không thể nào chế định từng chính sách cho từng cá nhân, chỉ có thể là một chính sách như thế đi từ trên xuống dưới. Đây là vấn đề trị lý của đại quốc, hoặc là kết quả tất nhiên của cộng đồng lớn.
‘Tiểu quốc quả dân’ (nước nhỏ dân ít) là xã hội lý tưởng Đạo gia đề xướng
Là người nghiên cứu lịch sử và các vấn đề xã hội, Giáo sư Chương nhìn nhận, xã hội Trung Quốc là xã hội cộng đồng nhỏ – small community (tiểu xã khu – 小社區).
Khi ấy mọi người đều là người quen, mỗi người đều biết người khác, nên khi quyết định điều gì thì họ có thể thương lượng với nhau, giống như Đại hội Công dân Athens thời cổ đại. Nếu một người khi thương lượng chịu phương hại lợi ích trong chính sách nào đó, lập tức họ sẽ phản hồi cho người ra quyết sách, người ra quyết sách có thể điều chỉnh lại chính sách.
Nhưng ở quốc gia lớn, thì chính sách phản hồi này, hoặc là không có hoặc là quá chậm. Đây là lý do vì sao cần có tự do ngôn luận, có tự do ngôn luận mới có cơ chế như vậy. Nhưng dù như thế thì cũng rất chậm, cho nên người ra quyết sách cần biết có người chịu tổn thất. Nhưng sau khi biết thì người ấy cũng không có biện pháp, bởi vì có những chính sách/pháp luật không có khoảng trống để linh hoạt điều chỉnh.
Ví như nói ‘di dân phi pháp không được đến Mỹ’, đây là pháp luật; nhưng có những người thật sự quá khó khăn, họ cần phải đến, hoặc là họ cần tị nạn. Xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo, bạn có thể cho rằng một hai trường hợp thì tiếp nhận được, cung cấp cho họ một loại bảo hộ.
Nhưng nếu là một quốc gia lớn, bạn không thể chế định đạo luật cho từng cá nhân đơn lẻ, bạn chỉ có thể chế định: Di dân phi pháp không được đến Mỹ. Đây là pháp luật, nó chỉ có thể chấp hành như thế, bạn rất khó có chỗ để điều chỉnh linh hoạt.
Từ sự kiện trên (người đàn ông ở Thâm Quyến), Giáo sư Chương thấy rằng, việc trị lý của đại quốc nên học tập Chế độ liên bang của người Mỹ, chính là chính phủ gắng sức quản ít việc, chính phủ ở càng cao thì nên có quyền lực càng nhỏ, sau đó khuếch đại quyền cho tiểu bang. Chính phủ liên bang, trừ những vấn đề về ngoại giao, quốc phòng, chính sách tiền tệ… thì những cái khác không nên quản.
Chính phủ liên bang càng quản ít hoặc không quản, giao quyền cho cộng đồng, thì cộng đồng có thể tự quản, như thế cộng đồng có thể tự trị. Đây là tinh thần tự trị vô cùng trân quý mà các Quốc phụ năm xưa muốn xây dựng cho nước Mỹ.
Do đó ở Mỹ, chính phủ liên bang giao quyền cho tiểu bang, tiểu bang lại giao quyền cho địa khu. ‘Cộng đồng tự trị’ chính là chuyển hướng về trạng thái ‘tiểu quốc quả dân’ (小國寡民: nước nhỏ dân ít) mà Lão Tử giảng. Trong ‘Đạo đức kinh’ viết: “Các nước láng giềng gần gũi có thể trông thấy nhau, nước này nghe được tiếng gà tiếng chó ở nước kia, mà nhân dân các nước ấy đến già chết cũng không qua lại với nhau”. Nói cách khác, tôi đứng ở quốc gia này có thể nhìn qua quốc gia bên kia, quốc gia chính là nhỏ như thế, có thể nghe tiếng gà tiếng chó của nhau.
Diện tích quốc thổ nhỏ, quốc gia có trạng thái mọi người biết rõ nhau, cho nên người đứng đầu rất khó dùng bạo chính để bức hại một người nào đó trong quốc gia. Do đó khi nhìn vào những nhà triết học cổ Trung Quốc, họ đã đề xuất ra mô hình xã hội lý tưởng là ‘tiểu quốc quả dân’; Giáo sư Chương cho rằng, nếu một người không có kinh nghiệm về xã hội, hoặc không thấy được đại quốc áp chế dân chúng… họ sẽ không cảm thấy được trí huệ to lớn của những nhà triết học thời xưa.
Kỳ thực nước Mỹ có rất nhiều phương diện giống Đạo gia: ‘Tam quyền phân lập’ giống lý ‘tương sinh tương khắc’, không cho bất cứ ‘quyền’ nào đi đến cực quyền; phân quyền cho cộng đồng giống như trạng thái ‘tiểu quốc quả dân’ v.v. Vì thế tuy rằng nước Mỹ là đại quốc nhưng chế độ vẫn có ưu điểm của tiểu quốc, Giáo sư Chương cảm thấy thiết kế này là ‘Thần lai chi bút’ (神來之筆: bút tích của Thần), và những Quốc phụ quả thực lại thiên tài, là á Thần.
Ở trên là nói về chế độ chính trị, còn nhìn từ một góc độ khác, Giáo sư Chương cho rằng, một người có tín ngưỡng tin rằng ‘mỗi người nên làm một người tốt’; nếu trong tâm người ấy có tín ngưỡng, họ sẽ làm người tốt. Khi làm một người tốt, họ có thể ‘tự trị’ – self governing (tự mình có thể khống chế tự mình), lúc này quốc gia có thể từ bỏ quyền lực, vì ai cũng tự trị nên không cần quyền lực nữa…
Theo ĐKN
Comments powered by CComment