Tuyên bố đầy bất ngờ này chứa đựng ít thông tin nhưng đã mang lại một bầu không khí mới mẻ trong cuộc Hội Nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc tại Scotland.
Ông John Kerry tại Hội nghị thượng đỉnh COP26 tại Glasgow, Scotland
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tuyên bố ý định "làm việc cả đơn lẻ lẫn hợp tác cùng nhau cũng như với các nước khác trong thập kỉ đầy tính quyết định này, và làm một cách phù hợp với các tình cảnh khác nhau, để tăng cường và đẩy nhanh các hành động khí hậu và hợp tác", theo lời tuyên bố chung của hai nước.
Đặc sứ khí hậu của Mỹ, ông John Kerry, và đối tác người Trung, ông Xie Zhenhua, đã chung tay tạo nên sự hợp tác này, cả hai cũng đã nói về thỏa thuận này trong các buổi họp báo khác nhau. Ông Kerry cho biết trên Twitter rằng thỏa thuận này là "một bước đi đúng hướng, đánh dấu một sự tiến bộ và một nền tảng vững chắc cho sự hợp tác khí hậu lâu dài của hai nước chúng ta."
Hai nước nói rằng sẽ làm việc cùng nhau trong vấn nạn phá rừng và sẽ cùng họp đa phương vào năm sau về khí mêtan, một khí nhà kính có khả năng giữ nhiệt trong bầu khí quyển còn hơn cả khí carbon dioxide.
Tuyên bố chung này chứa đựng ít thông tin, nhưng đã khẳng định các mục tiêu đã đặt ra trước đó, như là chấm dứt tài trợ than nước ngoài và giữ vững mục tiêu giới hạn nhiệt độ toàn cầu tăng lên ở mức 2 độ C, một mục tiêu được đặt ra tại thỏa thuận ở Paris vào năm 2015.
Nhưng tuyên bố này đã tạo nên một bầu không khí tích cực ở hội nghị thượng đỉnh này, khi quốc gia sản sinh nhiều khí nhà kính nhất thế giới - Trung Quốc - đang tích cực tham gia vào việc bảo vệ khí hậu. Đây là bước đi lớn nhất của Trung Quốc trong thời gian của hội nghị, mặc dù các quan chức Bắc Kinh không có một sự hiện diện lớn và Chủ Tịch Tập Cận Bình cũng vắng mặt.
Trung Quốc đã phải hứng chịu nhiều chỉ trách sau khi có thái độ thờ ơ ở hội nghị, khi mà các nhà khoa học cho rằng đây là cơ hội tốt nhất và cuối cùng để tránh khỏi các kết quả thảm khốc của sự nóng lên toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong một cuộc họp báo ở hội nghị, cho biết sự vắng mặt của ông Tập là một "sai lầm lớn."
"Trung Quốc đang muốn lấy tư cách là một trong những lãnh đạo của thế giới, nhưng ông Tập lại vắng mặt ư? Thôi nào." Trích lời ông Biden.
Ông Kerry cho biết trong một cuộc phỏng vấn ở Glasgow rằng nếu ông Tập đã có mặt thì mọi việc sẽ tốt hơn, nhưng ông nói rằng mình đã có những cuộc trao đổi có ích với các quan chức Trung Quốc khác.
Sự vắng mặt của các quan chức cấp cao của quốc gia gây ô nhiễm nhất đã tạo nên một bầu không khí tiêu cực tại hội nghị ở Glasgow. Nhưng thỏa thuận vào thứ Tư với Hoa Kỳ - quốc gia gây ô nhiễm nhất thứ hai - đã làm dịu đi sự tiêu cực này, khi các quốc gia khác thấy được sự đồng lòng của hai nước trong việc kiểm soát biến đổi khí hậu.
Dịch Bởi Khánh Đặng (Theo NBC)
Comments powered by CComment