Hơn 22 triệu trẻ sơ sinh toàn cầu chưa được tiêm mũi phòng dịch sởi đầu vào năm ngoái, theo như bản báo cáo chung vào thứ Tư từ tổ chức y tế thế giới WHO và cục phòng dịch CDC.
Hai phần ba của những đứa trẻ này sống ở 10 nước: Nigeria, Ấn Độ, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Indonesia, Pakistan, Angola, Philippines, Brazil và Afghanistan.
Một nhân viên y tế đang tiêm một mũi vắc-xin sởi và rubella (MR) cho một học sinh ở ngôi làng tại Ấn Độ
Kể cả ở các nước với tỉ lệ tiêm phòng cao, các phong trào chống vắc-xin đang dẫn đến các cơn bùng phát dịch tại một số cộng đồng. Vào năm 2019, nước Mỹ đại kỉ lục những ca bệnh sởi có thể phòng tránh được tính từ năm 1992, theo nguồn CDC.
Các nhân viên y tế ở Afghanistan đang tiêm phòng sởi cho các em nhỏ
Bệnh sởi là một trong những loại virut dễ lây lan nhất trên thế giới, và "gần như hoàn toàn phòng tránh được" sau hai liều tiêm vắc-xin, theo WHO và CDC nói.
Vào năm 2019, có đến 19 triệu trẻ sơ sinh trên thế giới đã không được tiêm mũi đầu, sự tăng lên 22 triệu là một bước nhày lớn nhất trong hai thập kỉ, tạo ra những "điều kiện lan dịch nguy hiểm". Chỉ có 70% những đứa trẻ được tiêm mũi thứ 2 vào năm ngoái, thấp hơn đáng kể so với mức 95% tối thiểu để bảo vệ cộng đồng.
Các ca sởi thực chất đã giảm xuống vào năm 2020 còn 7.5 triệu, nhưng bác sỹ Kate O'Brien, giám đốc của bộ phận tiêm chủng của WHO, cảnh báo trong một lời phát biểu "các bằng chứng cho thấy chúng ta chỉ nhìn thấy sự bình lặng trước cơn bão khi những rủi ro bùng dịch đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới."
Dịch Bởi Khánh Đặng (Theo ABC)
Comments powered by CComment