Group News: Tin copy

Sẵn dịp tỷ phú Mỹ Elon Musk lên trên mạng hỏi ý kiến những người theo dõi ổng có nên bán 10% số Tesla (TSLA), mình muốn chia sẻ cho những anh em nào chưa biết cách mà những người giàu, siêu giàu ở Mỹ ngày càng giàu và xài tiền. Cách mà họ xài, gần như là không giống người bình thường.

Cách mà họ xài, gần như là không giống người bình thường.

Cach ma nhung ty phu My giau ngay cang giau, nhung lai dong thue it va no nhieu



Cái thread mà ông Elon Musk này viết, mình screenshot bên dưới. Mọi người bỏ qua cái survey ổng hỏi đi nhé, chú ý dùm mình cái đoạn ổng nói: “Note, I do not take a cash salary or bonus from anywhere. I only have stock, thus the only way for me to pay taxes personally is to sell stock.” Đó, đó là cách mà người siêu giàu ở Mỹ hay đại diện là ông Elon Musk này ngày càng giàu, tại vì ổng đâu có nhận lương như người thường chúng ta. Để mình giải thích kỹ bên dưới nhé.

Cach ma nhung ty phu My giau ngay cang giau, nhung lai dong thue it va no nhieu
Okay, một người bình thường, ý mình là người đi làm công ăn lương nhé. Đi làm, nhận lương, đóng thuế, nhận tiền sau thuế, rồi tiêu xài, để dành. Cái này ai cũng biết. Cái chỗ đóng thuế mình ghi đậm là chỗ làm nên sự khác biết giữa người thường và người giàu.

  • Người thường nhận lương càng cao, đóng thuế càng nhiều. Ví dụ là cái bảng mức thuế liên bang một người Mỹ độc thân phải đóng dựa trên thu nhập. Ở những nước khác, như Anh hay Phần Lan mình ở thì na ná giống vậy, lương càng cao, thì đóng càng nhiều. Ở Mỹ, nếu lương hàng năm (annual income) của bạn trên 523,600 USD, bạn đóng 157,804 USD và thêm 37% cho cái khoản vượt qua 523,600 USD.

Cach ma nhung ty phu My giau ngay cang giau, nhung lai dong thue it va no nhieu

  • Người siêu giàu như Elon Musk, Jeff Bezos, Mark Zuckerberg thì sao. Mấy người siêu giàu này dĩ nhiên là nếu mà lương của họ, lấy đại khái 1,000,000,000 USD (1 tỷ USD) đi nhé, vậy là cái mức cao nhất. Vậy tính sơ sơ họ phải đóng thuế liên bang khoảng: 37% x (1,000,000,000 – 523,600) + 157,804.25 = 369,964,072 USD (khoảng 370 triệu USD). Hehe. Mấy ông tỷ phú này ổng đâu có mà kiếm được 1 tỷ USD ngoan ngoãn đi đóng thuế hết 1/3 vậy.


Quay lại cái BUY – BORROW – DIE mà mình đề cập trong tựa bài mà giới siêu giàu ở Mỹ xài nhé.

Bước 1: BUY (MUA)

Thiệt ra, bước một nói là BUY hay MUA thì không chính xác lắm. Theo mình từ đúng nhất là ACCUMULATE hay TÍCH LUỸ. Trong bước đầu tiên này, mấy người siêu giàu họ sẽ tích luỹ tài sản của họ. Như trường hợp của Elon Musk nhé, ông này đâu có mà ngoan ngoãn đi đóng thuế 1/3 tài sản kiếm mỗi năm. Họ sẽ nhận cái thu nhập của họ qua cổ phiếu, và quyền lựa mua cổ phiếu (stock options). Mà theo luật, những ông này chỉ phải đóng thuế khi mà ổng bán cái cổ phiếu này thôi (không có nghĩa vụ phải bán nếu không muốn), nếu mà chưa bán thì không tính, tiếng Anh gọi là unrealized gain như trong cái Tweet của ông Elon Musk đó. Một khi mà ổng bán, tiếng Anh gọi là realized gain, thì ổng sẽ phải đóng thuế. Theo Bloomberg, thì như trong năm 2020, ông Elon Musk này ổng không nhận 1 xu tiền lương, nhưng mà nhận sơ sơ khoảng 6.7 tỷ USD ‘tiền lương’ dưới dạng quyền chọn mua cổ phiếu (stock options), mình để tiền lương trong ngoặc là tại không biết dịch thế nào cho cái chữ ‘compensation’. Vì nguyên văn là: “Tesla CEO Elon Musk received almost $6.7 billion in compensation in 2020”. Những người giàu khác như Jeff Bezos hay Mark Zuckerberg thì cũng tương tự vậy. Cái bước TÍCH LUỸ vậy là anh em hiểu rồi đó, họ tích luỹ tài sản dưới dạng cổ phiếu, những công ty ăn nên làm ra như Tesla, Amazon, Facebook đẩy giá cổ phiếu càng cao, thì mấy ông này càng giàu.

Ủa mà khoan, vậy mấy ông này ôm đống cổ phiếu này rồi lấy tiền đâu xài, mua máy bay, du thuyền các kiểu. Vậy là tới bước thứ hai.

Bước 2: BORROW – MƯỢN
Có trong tay đống cổ phiếu của những công ty ăn nên làm ra này, mấy ông này nghênh ngang bước vào những nhà băng lớn: “Ê, tao muốn mượn vài chục triệu USD xài. Tài sản thế chấp (collateral) của tao là đống cổ phiếu Tesla, Amazon, Facebook nè”. Mấy anh quản lý sẽ tận tình tiếp đón, và chào mời cái lãi suất siêu siêu thấp, tượng trưng cho có kiểu như theo Wall Street Journal: ví dụ đối với ngân hàng Merrill Lynch, ai có khoảng 1 triệu USD tài sản thế chấp thì lãi suất khoảng 3.2%, hoặc nếu có hơn 100 triệu USD tài sản thế chấp thì lãi suất chỉ có khoảng 0.87%. Những con số lãi suất này là không tưởng đối với một người bình thường, kể cả nếu bạn có nhà cửa, đất đai làm tài sản thế chấp. Lý do rất đơn giản, tài sản thế chấp của Elon Musk, Jeff Bezos, Mark Zuckerberg là những cổ phiếu Tesla, Amazon, Facebook là những tài sản có tính thanh khoản cao, nên rất dễ bán, đã vậy toàn những công ty ăn nên làm ra. Nhà cửa, đất đai mặc dù có giá trị cao, nhưng nó tuỳ nơi, và không phải hô lên một tiếng là bán được liền.
Với cái lãi suất siêu thấp cỡ đó, nó không thấm vào đâu so với mức tăng giá của những cổ phiếu đó hàng năm. Đã vậy, những nhà băng lớn họ còn ưu tiên cho mấy ông này có quyền cộng dồn cái tiền lãi suất đó vào khoản nợ ban đầu, sau đó mấy ông này chỉ việc bỏ thêm cổ phiếu vào làm tài sản thế chấp. Chưa hết nha, họ còn có quyền trừ cái tiền lãi đó vào thu nhập để đóng thuế càng ít đi (tiếng Anh gọi tax deductible interest). Vậy đó, mấy người siêu giàu Mỹ vẫn có thể có rất nhiều tiền để xài, mà không phải bán số tài sản mình có.
Cho nên anh em hay nghe câu, người càng giàu nợ càng nhiều. Ví dụ Business Insider cho biết là ông Elon Musk này năm 2020 nợ khoảng 550 triệu USD. Tiền này ổng dùng để chi tiêu cá nhân.

Bước 3: DIE – QUA ĐỜI
Đó, họ sử dụng bước 1 và bước 2 để càng ngày càng giàu, đóng thuế rất ít mà vẫn có rất nhiều tiền để xài. Nhưng mà nếu họ qua đời thì sao. Thì để lại cho con cái thôi. Đây là bước mà những đại gia tộc siêu giàu ở Mỹ xài, sau khi xài mấy bước bên trên. Để hình dung cho dễ hiểu bước này, mình sẽ đưa vài con số cho anh em nhé:

  • Lấy ví dụ ông tỷ phú A, sau vài năm làm lụng vất vả, tích luỹ đâu đó sơ sơ khoảng 1 triệu cổ phiếu Tesla, mà ổng mua đâu ví dụ như khoảng 15 USD/cổ phiếu nha. Theo giá hiện tại, một cổ phiếu TESLA mình lấy tròn khoảng 1000 USD. Sơ sơ ổng có hơn 1 tỷ USD tài sản dưới dạng cổ phiếu của TESLA. Nếu mà ổng bán số cổ phiếu này thì ổng đóng thuế dựa trên công thức sau: (1000 – 15) x 1 triệu (cổ phiếu) x 35% (tượng trưng) = 350 triệu USD.
  • Rồi ông tỷ phú A này qua đời do tuổi già. Anh B và chị C là người thừa hưởng số tài sản của ông A (cổ phiếu TESLA). Lúc thừa hưởng số tài sản này, giá 1 một cổ phiếu TESLA vẫn là 1000 USD đi nha. Ví dụ như anh B và chị C này muốn bán số cổ phiếu này để lấy tiền mua vài cái du thuyền, vài căn biệt thự. Thì thuế mà anh chị này phải đóng dựa (1050 USD/cổ phiếu (giá thị trường) – 1000 USD/cổ phiếu (lúc thừa kế)) x 1 triệu (cổ phiếu) x 35% = 17.5 triệu USD. Anh em thấy không, 350 triệu vs 17.5 triệu, khác biệt lắm nếu ổng bán số cổ phiếu rồi để lại tiền mặt cho con cái. Con số này nó sẽ càng khủng khiếp nếu số cổ phiếu càng lớn và giá trị của cổ phiếu càng cao.

Mà dĩ nhiên là dựa trên phương pháp BUY – BORROW – DIE thì những người thừa kế này đâu có dại gì mà đem đi bán, họ không những tiếp tục giữ số cổ phiếu họ đựa thừa kế, mà còn tích luỹ thêm. Anh em xem thử cái biểu đồ cho thấy sự thay đổi về giá trị tài sản của những đại gia đình giàu có sẽ thấy. Giá trị tài sản của những gia đình này từ năm 1983 đến năm 2020 chỉ có tăng và tăng. Như đại gia tộc Walton sở hữu chuỗi siêu thị Walmart, tính trong giai đoạn đó, giá trị tài sản của họ tăng hơn 40 lần, chính xác là 4,320%. Thật kinh khủng.
Cach ma nhung ty phu My giau ngay cang giau, nhung lai dong thue it va no nhieu


Vậy đó, vậy là anh em đã biết được chiến thuật BUY – BORROW – DIE mà giới siêu giàu họ xài. Một vài anh em chưa từng nghe qua, đọc qua cái này sẽ cảm thấy tức giận đối với những người siêu giàu này, vì họ đóng thuế quá ít (phần trăm), như cái số liệu dưới đây cung cấp bởi ProPublica, thì 4 người giàu nhất nước Mỹ từ năm 2014 tới 2018 đóng thuế chưa tới 5% so với giá trị tài sản tăng của họ. Quá quá nhỏ so với một người đi làm công ăn lương.
Cach ma nhung ty phu My giau ngay cang giau, nhung lai dong thue it va no nhieu

Vậy mình ngồi đây chửi, tức mấy ông siêu giàu này hay sao? Có một câu nói mà mình cảm thấy rất hay:
Don’t hate the players, hate the game. Instead of hating the game, learn the game’s rules, learn how to play the game and learn to love the game.
Anh em không thể ghét những người siêu giàu này, họ chỉ chơi cái trò chơi mà luật pháp cho phép, và họ chơi rất giỏi. Thay vì anh em ghét cái trò chơi này, học cái luật chơi của nó (BUY – BORROW – DIE), học cách chơi nó.
Nhiều người cảm thấy tức giận với những người giàu này, theo mình nguyên nhân chính là vì phần đông số lớn họ không biết, và không được dạy, cho nên đâm ra nhiều người nghĩ cái này là đặc quyền của một bộ phận siêu giàu. Thật ra ai cũng có thể tham gia trò chơi này, dĩ nhiên, mức độ nó sẽ khác nhau tuỳ vào mức độ giàu có và thành công của mỗi người.

Như bản thân mình thì sao? Không giấu diếm anh em, mình cũng có một số tài sản không nhỏ dưới dạng crypto. Nếu bây giờ mình phải bán, bên Anh này, mình phải đóng thuế khoảng 40% cho khoản lợi nhuận (capital gain). Thiệt là kinh khủng. Con số này làm mình chùn bước. Cho nên dạo gần đây sau khi biết cái trò chơi BUY – BORROW – DIE, mình quyết định không bao giờ bán bất cứ cái crypto nào mình có. Nếu khi nào cần tiền phải xài, mình chỉ cần cho vay số crypto của mình, lấy tiền đó mà xài. Thật ra, với những lending protocol như AAVE chẳng hạn, chỉ cần vài cú nhấp chuột là mình đã có thể vay rồi, mà không cần trải qua xét duyệt hồ sơ nào. Chưa kể mình biết crypto về lâu dài sẽ ngày càng phổ biến, nên mình tự tin mình sẽ sử dụng cái BUY – BORROW – DIE này được.

Thật ra chính phủ của ông tổng thống Biden đang xem xét tới việc đánh thuế trên cái ‘unrealised asset’ này để bù đắp cho những khoảng chi tiêu khổng lồ sắp tới. Nhưng theo cá nhân mình nghĩ sẽ rất là khó để thông thành luật. Giải thích chi tiết thì dông dài, không nằm trong nội dung bài viết này.
Hy vọng bài viết có ích đối với anh em.

Hoàng LUT


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.