Ông Lê Tùng Vân, 90 tuổi, bị tuyên năm năm tù, trong lúc năm bị cáo còn lại bị phạt từ ba đến bốn năm tù, theo các báo đài loan tin.
Xét xử vụ Tịnh thất Bồng Lai: Hé lộ tung tích của cô gái Diễm My
Cả sáu người của Tịnh Thất Bồng Lai đều bị cáo buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.”
“Nói lời sau cùng” là thủ tục tại các phiên tòa ở Việt Nam mà thông thường thì các bị cáo mặc nhiên phải thể hiện sự ăn năn, hối lỗi, nhận tội và cầu xin Hội Đồng Xét Xử giảm mức án sẽ tuyên sau đó.
Theo tờ Thanh Niên, ông Vân nói trước tòa trong phần xét hỏi: “Tôi không phạm bất cứ một tội danh nào của pháp luật Việt Nam.”
Báo này cũng ghi nhận, cả sáu bị cáo “đều không thừa nhận hành vi phạm tội.” Một số bị cáo yêu cầu tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung, thay đổi biện pháp ngăn chặn để được về với gia đình.
Trong số này, ông Lê Thanh Nhị Nguyên nói rằng mình bị oan ức vì “năm clip buộc tội, bị cáo không làm gì trong clip đó hết.” Ông Nguyên cũng khẳng định rằng mình “không làm tổn hại đến Giáo Hội Phật Giáo VN, Công An huyện Đức Hòa cũng như công chúng.”
Một bị cáo khác, ông Lê Thanh Trùng Dương, được dẫn lời: “Câu nói ‘bao che tội phạm’ (đối với Công An huyện Đức Hòa) là do sự bất bình vì có một một nhóm người xông vào Thiền Am đánh đập bị cáo, cướp tiền người nhà, đập phá tài sản… Bị cáo không nghĩ mấy chữ vậy mà bị cáo [có thể] bị tù từ 2-7 năm. Tòa nghị án, bị cáo không biết như thế nào, nhưng bị cáo cùng các bị cáo Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên… là lao động chính nuôi hai mươi mấy người trong Thiền Am. Nếu bị cáo và các bị cáo khác bị đi tù, thì gia đình sẽ ra sao?”
Trưa 21 Tháng Bảy, trong lúc tòa tạm dừng trước phiên xử buổi chiều, Luật Sư Đặng Đình Mạnh viết trên trang cá nhân: “Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng khi nghe mức hình phạt đề nghị cao từ ba đến hơn năm năm tù cho mỗi thân chủ. Nếu phiên tòa này chấp nhận quan điểm truy tố của bên công tố, sẽ trở thành án lệ đưa các từ ngữ ‘bao che tội phạm,’ ‘bỏ lọt tội phạm’ thành những từ ngữ chết trong Việt Ngữ. Vì còn ai dám nói nữa để đánh đổi mức hình phạt thấp nhất đã đến hàng ngàn ngày tù như vậy?”
Ngoài ra, luật sư cũng dành lời khen ông Lê Thanh Nhị Nguyên “tự bào chữa gây ngỡ ngàng vì sự uyên bác trong lập luận của mình, đã phủ nhận toàn bộ kết luận giám định, nhất là sự giải thích những khái niệm tu hành tại gia.”
Theo N.H.K/NV
Comments powered by CComment