Group News: Tin copy

Tin về vụ ông Elon Musk “tiếp quản công ty Twitter” để rồi sa thải toàn bộ ban giám đốc tuần qua thường được cho là hành động “quái dị” của tỷ phú gốc Nam Phi.

Hình minh họa

Hình minh họa

 

Thế nhưng, các tin tức mới nhất về làn sóng sa thải nhân viên trong khu vực công nghệ cao (high-tech) ở Mỹ cho thấy ông chủ mới của Twitter không làm gì quá đặc biệt.

Elon Musk dự kiến sẽ sa thải một nửa số nhân viên của Twitter, tức là cắt đi chừng 3.700 việc làm.

Cách ông chủ mới đuổi việc nhân viên đang gây phẫn nộ ở Mỹ. Một số người làm cho Twitter chia sẻ câu chuyện họ bị khóa máy tính và hủy quyền dùng thẻ điện tử vào văn phòng trong một ngày, theo BBC News chiều 04/11. Twitter giải thích họ làm thế để "bảo mật" và công bố một email chung cho nhân viên mất việc liên lạc.

Dòng chữ 'Twitter layoffs' nhận được trên 20 nghìn lượt tìm kiếm trên mạng chỉ sau một giờ, hôm thứ Sáu.20,000+ searches over the last hour.

Các công ty khác, Stripe, Lyft cũng vừa công bố sa thải ồ ạt nhân viên và Amazon cũng làm tương tự, theo trang Fortune hôm 03/11/2022.

CEO của Stripe, Patrick Collison viết trong email cho nhân viên, nói năm 2022 “là sự khởi đầu của giai đoạn thời tiết kinh tế hoàn toàn khác”. Công ty công bố sa thải 1000 nhân viên chỉ trong tuần này.

Twitter HQ in San Francisco

Có những nhân viên Twitter bị mất quyền vào máy tính ngay sau khi lãnh đạo mới tuyên bố đuổi việc họ.

Tuần trước, tập đoàn Meta, chủ của Facebook và Instagram nói họ sẽ ngưng tuyển người cho đến cuối 2023, và chuyện “đóng băng tuyển mộ” nhân viên đang xảy ra với nhiều công ty khác, như Amazon.

Amazon từng tăng gấp đôi nhân viên vào giai đoạn 2020-21 nhưng đã “cắt giảm đi từ đầu năm nay”, theo New York Times.

Tính đến hết Quý III năm nay, Amazon vẫn tuyển 1,5 triệu người và công ty này vừa cảnh báo doanh thu của họ vẫn tăng nhưng không tăng như hai thập niên qua.

Microsoft thông báo với các nhà đầu tư là việc tuyển nhân viên mới trong quý cuối cùng của năm nay, “sẽ là tối thiểu”, theo New York Times.

Alphabet, chủ của Google và YouTube cho hay sẽ tuyển ít đi bằng một nửa của Quý III.

Những công ty công nghệ nhỏ hơn tại Mỹ cũng hoặc đuổi nhân viên hoặc tạm dừng tuyển mới.

Bài của Fortune có tựa đề “Silicon Valley is telling us something about the recession to come with a huge wave of layoffs and hiring freezes this week”, gợi ý rằng suy thoái đã đến, qua việc Sillicon Valley sa thải hoặc đóng băng việc tuyển nhân viên.

Tuy thế, theo một bài do hãng thông tấn Reuters công bố cùng ngày 03/11 nói thị trường lao động Mỹ vẫn bền bỉ hơn dự đoán, đến nhìn ra các ngành nghề khác, kể  cả nông nghiệp, dịch vụ.

Reuters tích thông tin của hãng Challenger cho hay một số công ty Mỹ đúng là đã báo cáo số nhân viên bị sa thải tăng trong tháng 10/2022, nhất là trong ngành xây dựng, công nghệ, hàng công nghệp, nhà kho.

Thế nhưng, số sa thải năm nay giảm 16%, đứng ở con số 243.338 tính theo giai đoạn tháng 1 – tháng 10.

Số người được tuyển vào theo kế hoạch, là 237.380 trong tháng 10, thấp hơn tháng 9- 380.014, theo con số của Challenger.

Điều này có nghĩa là việc tuyển người ở Mỹ vẫn diễn ra, chỉ giảm hơn trước.

woman stacking supermarket shelf

Anh Quốc “có nguy cơ suy thoái trầm trọng”

Cũng hôm 03/11, Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England-BoE) công bố cảnh báo đen tối nhất từ nhiều năm, rằng Anh Quốc đang đối mặt với suy thoái kéo dài nhất kể từ những năm 1920.

Cùng ngày, BoE đẩy lãi suất gốc thêm 0,75%, lên 3% để chống lạm phát.

Đây là lần tăng lãi suất cao nhất từ 33 năm.

Ngân hàng Trung ương Anh nói hai năm tới, thất nghiệp ở Anh sẽ lên cao và tăng gấp đôi hiện nay vào năm 2025.

Tại Anh, giới chức tài chính giải thích là lạm phát và giá thực phẩm, hàng tiêu dùng tăng là do giá năng lượng tăng nhanh, chiến tranh tại Ukraine và các yếu tố khác.

Nếu tính chỉ trong năm nay, giá thực phẩm và đồ uống không cồn tại Anh đã tăng

14,6%, tính từ đầu năm đến tháng 9.

Một điều tra 30 siêu thị Anh cho thấy giá một số mặt hàng tăng khủng khiếp: mì

60%, trà 46%, dầu thực vật 65%, tính từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022.

Chỉ có giá nước cam 8,9%, và thị bò xay giảm 7.4%, theo một bài trên BBC News mới đây.

coin on hand graphic

Đức, khu vực tiền euro và EU nói chung

Vào giữa tháng 10, nền kinh tế lớn nhất EU là Đức báo động với mức lạm phát đạt 10,9%.

Tuy thế, để tránh tình trạng đổ thêm tiền vào thị trường, chính phủ Đức cố gắng hạn chế tăng lương, bất chấp phản đối của nhiều tổ chức nghiệp đoàn.

Lý do là nếu để tình trạng ‘lương-giá’ chạy đua với nhau, kinh tế Đức sẽ rơi vào tình trạng khó kiểm soát, và điều này có thể gây bất ổn cho cả khu vực tiền tệ euro, theo Reuters.

Thông điệp của lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde là phải chấp nhận lạm phát một thời gian dài nữa, tuy ECB cũng đẩy lãi suất lên cao hơn để đối phó.

Nằm trong EU nhưng ở ngoài khu vực tiền tệ euro, Ba Lan ghi nhận lạm phát cao hơn Đức và Pháp: 17,9% trong tháng 10/2022. Đây là mức lạm phát cao nhất ở Ba Lan từ 1996.

Hungary còn có lạm phát tệ hơn: 20,7% vào tháng 9 năm nay so với cùng kỳ năm 2021. Đây là con số tăng trên 16% chỉ so với tháng trước đó.

Theo BBC


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.