Warning: getimagesize(/www/wwwroot/ttxvietnam.com/images/_120637784_gettyimages-866170178.jpg): failed to open stream: No such file or directory in /www/wwwroot/ttxvietnam.com/plugins/content/social2s/features/opengraph.php on line 354

Ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 2012, hứa hẹn sẽ loại bỏ những “con hổ và ruồi” — những nhà lãnh đạo quyền lực và viên chức cấp dưới — trong một nỗ lực bền bỉ nhằm chống tham nhũng.

Tám năm sau, các quan chức ĐCSTQ, các doanh nghiệp nhà nước và nhiều công dân giàu nhất Trung Quốc vẫn tiếp tục có liên quan tới tham nhũng trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và xa hơn nữa, trong các mưu đồ từ lao động cưỡng bức đến rửa tiền.

Bất chất những lời hứa hẹn của ông Tập, tham nhũng công vụ ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đã không hề thuyên giảm kể từ khi ông này nhậm chức. Trong năm 2019, Trung Quốc xếp thứ 80 trong số 198 quốc gia về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (Corruption Perceptions Index) của tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), giống như xếp hạng của quốc gia này trong năm 2012. Đan Mạch được coi là quốc gia ít tham nhũng nhất, còn Somalia được ghi nhận là quốc gia có nạn tham nhũng nhiều nhất với xếp hạng thứ 198.

Chỉ số này xếp hạng các quốc gia về mức độ tham nhũng trong khu vực công tại mỗi nước như được nhìn nhận bởi các chuyên gia và các lãnh đạo doanh nghiệp. Khi Liên Hợp Quốc kỷ niệm Ngày Quốc tế Chống Tham nhũng vào ngày 9 tháng 12 năm 2020, cơ quan này báo cáo rằng mỗi năm, các khoản hối lộ trị giá 1 nghìn tỷ đô la Mỹ được trao. Trong khi đó, theo ước tính, cứ một năm có khoảng 2,6 nghìn tỷ đô la Mỹ bị thất thoát do tham nhũng.

Chỉ trong năm qua, những người chơi bạc, doanh nghiệp nhà nước và các quan chức nhà nước ở Trung Quốc đã dính líu đến các hành vi tham nhũng. Bộ Ngân khố (Department of the Treasury) của Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2020 đã áp đặt lệnh trừng phạt một cơ quan thuộc chính phủ Trung Quốc và hai quan chức đương chức hoặc đã ngừng công tác vì các hành vi xâm phạm nhân quyền ở khu vực tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ. Tập đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (Xinjiang Production and Construction Corps, XPCC), một tổ chức bán quân sự của ĐCSTQ; ông Sun Jinlong, một cựu ủy viên chính trị của XPCC; và ông Peng Jiarui, một phó bí thư đảng và chỉ huy của XPCC, đã bị áp lệnh trừng phạt vì bắt giữ hàng loạt và ngược đãi về mặt thể chất đối với các nhóm người dân tộc thiểu số, bao gồm tộc người Duy Ngô Nhĩ, một nhóm dân Hồi giáo bản địa của vùng Tân Cương.

Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Steven Mnuchin phát biểu trong một thông cáo báo chí: “Hoa Kỳ cam kết tận dụng toàn bộ sức mạnh tài chính của mình để buộc những kẻ xâm phạm nhân quyền phải chịu trách nhiệm ở khu vực Tân Cương và trên toàn thế giới”.

Các biện pháp trừng phạt đã được áp dụng sau vụ bắt giữ thứ trưởng bộ Công an của Trung Quốc vào tháng 4 năm 2020. Ông Sun Lijun đã bị bắt giữ vì những tội danh theo mô tả của ĐCSTQ là “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và luật pháp”. Các nhà quan sát cho rằng cách nói đó ám chỉ tội tham nhũng, theo tin tức của Ðài Tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America).

Việc bắt giữ ông này diễn ra sau bản án hơn 13 năm tù dành cho cựu chủ tịch Interpol Meng Hongwei vào tháng 1 năm 2020. Năm 2019, ông Meng nhận tội là đã sử dụng vị thế của mình ở Trung Quốc để nhận hối lộ hơn 2 triệu đô la Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2017 trong thời gian giữ chức thứ trưởng bộ Công an.

Các cáo buộc tham nhũng còn lan cả sang khu vực tư nhân. Năm 2010, một quan chức ở tỉnh British Columbia cảnh báo rằng những kẻ buôn bán ma túy đang rửa một số tiền “khủng” gồm những tờ tiền mệnh giá 20 đô la thông qua các sòng bạc, theo phóng sự của Đài Truyền hình Toàn cầu Canada (Canadian Global Television Network).

Ông Larry Vander Graaf, cựu giám đốc điều hành của Chi nhánh Thực thi Chính sách về Cờ bạc (Gaming Policy Enforcement Branch) của tỉnh này ở Canada, cho biết số tiền mặt này được xếp thành từng tệp 10.000 đô la buộc chun. Đó là cách các những kẻ buôn bán ma túy sắp xếp tiền kiếm được. Cuộc điều tra cho thấy những người đánh bạc có máu mặt, chủ yếu từ Trung Quốc, đã nhận số tiền mặt này từ những người cho vay nặng lãi có dính líu đến tội phạm có tổ chức.

Các sòng bạc của Campuchia cũng đứng trước nguy cơ về tội phạm rửa tiền. Vào tháng 7 năm 2019, các điều tra viên về ma túy nói với Nikkei Asian Review rằng họ đang điều tra về hoạt động rửa tiền trong các sòng bạc ở Sihanoukville, một thành phố ven biển đặc biệt thu hút các con bạc Trung Quốc giữa thị trường methamphetamine đang bùng nổ của khu vực.

HA (Tổng hợp)

 


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.