Cựu cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi bị kết án 4 năm tù, đây là bản án đầu tiên trong một loạt các cáo buộc có thể khiến bà lĩnh án tù chung thân.
Cựu cố vấn nhà nước Myanmar bị kết án vì tội kích động bất đồng chính kiến và vi phạm các quy định phòng chống dịch Covid theo luật thiên tai.
Suu Kyi phải đối mặt với tổng cộng 11 cáo buộc, tuy nhiên bà ấy đã phủ nhận tất cả.
Bà ấy đã bị quản thúc tại gia kể từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng Hai, lật đổ chính phủ dân sự do bà bầu ra.
Hiện chưa rõ khi nào hoặc liệu bà Suu Kyi sẽ bị bắt vào tù hay không.
Đồng bị cáo Win Myint, cựu tổng thống và là đồng minh của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi, cũng bị lĩnh án tù 4 năm vào hôm thứ Hai với cùng tội danh.
Suu Kyi phải hầu tòa vào ngày 14 tháng 12, khi đó bà sẽ phải đối mặt với cáo buộc sở hữu máy bộ đàm bất hợp pháp.
Bà Suu Kyi phải đối mặt với tổng cộng 11 cáo buộc, tuy nhiên bà phủ nhận tất cả
Suu Kyi đang 'vật lộn'
Người phụ nữ 76 tuổi này đã phải chịu một loạt tội danh bao gồm tham nhũng và vi phạm đạo luật bí mật chính thức.
Trong một vụ kiện, bà Suu Kyi bị kết tội vi phạm các luật phòng chống Covid vì đã vẫy tay chào một nhóm người ủng hộ trong chiến dịch bầu cử năm ngoái trong khi đeo khẩu trang và kính chắn giọt bắn.
Ở vụ kiện khác, bà bị kết tội kích động bất ổn vì một tuyên bố do đảng của bà đề ra sau khi bà bị bắt, kêu gọi dân chúng phản đối cuộc đảo chính.
Các luật sư của bà Suu Kyi, những người từng là nguồn thông tin duy nhất về quá trình tố tụng pháp lý, cũng đã bị yêu cầu cấm tiết lộ thông tin. Từ đó, người ta ít thấy những thông tin về bà ấy ngoài những lần ra tòa ngắn ngủi.
Một phát ngôn viên của Chính phủ Thống nhất Quốc gia mới được thành lập - một tổ chức bao gồm các nhân vật ủng hộ dân chủ và những người phản đối cuộc đảo chính, trước đó đã nói với BBC rằng bà Suu Kyi đang gặp khó khăn.
"Bà ấy đang gặp khó khăn ... các tướng lĩnh quân đội đang chuẩn bị bản án 104 năm tù giam cho Suu Kyi. Họ muốn bà ấy chết trong tù", tiến sĩ Sasa nói.
Quân đội đã nắm lại chính quyền với cáo buộc gian lận cử tri trong cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào năm ngoái, khi đó Đảng NLD đã giành chiến thắng trong sau một cuộc chiến long trời lở đất.
Tuy nhiên, các nhà quan sát bầu cử độc lập cho biết các cuộc bầu cử phần lớn diễn ra tự do và công bằng.
Cuộc đảo chính đã gây ra các cuộc biểu tình lan rộng và quân đội Myanmar đã đàn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ, các nhà hoạt động và nhà báo.
Một biểu tượng đã thất sủng
Aung San Suu Kyi đã trải qua gần 15 năm bị giam giữ dưới bàn tay của quân đội từ năm 1989 đến năm 2010, và được trao giải Nobel Hòa bình cho việc mang lại nền dân chủ cho Myanmar.
Đảng của bà, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã giành được chiến thắng vang dội vào năm 2015, nhưng bà đã bị ngăn cản việc tự mình trở thành tổng thống bởi các quy tắc loại trừ những người có con em quốc tịch nước ngoài giữ chức vụ đó. Bà được mọi người coi là người cai trị trên thực tế của đất nước.
Tuy nhiên, danh tiếng của Suu Kyi ở nước ngoài đã bị tổn hại nghiêm trọng do cách bà xử lý cuộc khủng hoảng Rohingya, bắt đầu vào năm 2017.
Năm 2019, Suu Kyi xuất hiện tại Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc (ICJ) để bảo vệ đất nước của mình trước các cáo buộc diệt chủng.
Dịch bởi Thu Hằng (theo BBC news)
Comments powered by CComment