Cho rằng bản án sơ thẩm và phúc thẩm vụ ly hôn của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo có nhiều sai sót, VKSND Tối cao vừa có kiến nghị hủy hai bản án này, để nghị xét xử lại từ đầu.
- Bắt khẩn cấp chủ khách sạn Điệp Quy ở Thái Bình
- Người đàn ông cứu bé gái khỏi đám cháy
- Quốc hội VN chuẩn bị thông qua gói chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế
Ông Nguyễn Duy Giảng, Phó viện trưởng Viện KSND tối cao, vừa thay mặt Viện trưởng Viện KSND tối cao ký văn bản kiến nghị xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về vụ ly hôn giữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên).
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ |
Tại bản kiến nghị này, Viện KSND tối cao cho rằng, quá trình xử lý vụ ly hôn của tòa án các cấp có nhiều sai sót.
Thẩm định giá trị tài sản hết hiệu lực
Cụ thể, về việc thẩm định giá tài sản chung của hai vợ chồng ông Vũ bà Thảo, các chứng thư và báo cáo kết quả thẩm định giá của Công ty TNHH thẩm định giá Sài Gòn đối với Công ty Cổ phần tập đoàn Trung Nguyên phát hành ngày 25.6.2018; Công ty cổ phần hòa tan Trung Nguyên, phát hành ngày 25.6.2018; và Chi nhánh Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang, phát hành ngày 25.6.2018… đều có hiệu lực trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký phát hành.
Đến ngày xét xử sơ thẩm, là ngày 20.2.2019, các chứng thư và báo cáo kết quả thẩm định giá nêu trên đều hết hiệu lực. Mặt khác, tại bản kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định vô hình kèm theo chứng thư và báo cáo kết quả thẩm định giá của các công ty nêu trên, Công ty TNHH thẩm định giá Sài Gòn chưa thẩm định giá trị quyền sở hữu trí tuệ (giá trị thương hiệu) của các công ty là thiếu sót. Tuy vậy, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm vẫn sử dụng kết quả thẩm định giá trên để làm cơ sở chia tài sản chung của bà Thảo và ông Vũ là không đúng.
Viện KSND tối cao còn cho rằng, các chứng thư thẩm định giá của Công ty TNHH thẩm định giá Sài Gòn đều nêu rõ cơ sở thẩm định giá được xác định theo giá trị phi thị trường, không đúng quy định pháp luật.
Tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn đồng ý với kết quả thẩm định giá, nhưng sau phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bà Thảo cho rằng: “Việc ban hành quyết định thẩm định giá và kết quả thẩm định giá không chính xác do cơ quan thẩm định giá chỉ dựa vào báo cáo tài chính và danh mục tài sản do các công ty cung cấp, trong khi đó, 7 công ty trong tập đoàn đều do phía ông Vũ làm người đại diện theo pháp luật, danh mục tài sản để thẩm định giá không dựa trên kết quả kiểm toán độc lập và không được phía bà Thảo xác nhận” (trang 22 biên bản phiên tòa phúc thẩm).
Tổng hợp
Comments powered by CComment