Group News: Tin tổng hợp

Vào khoảng 4 giờ ngày 1/4, Công an phường Phú La (Hà Đông, Hà Nội) nhận tin báo từ đơn vị quản lý tòa nhà về việc phát hiện thi thể một nam thiếu niên tại khu vực sảnh khu chung cư Văn Phú Victoria, nghi rơi từ tầng cao xuống.

Chiều 1/4, cơ quan Công an phường Phú La (Hà Đông) xác nhận trên địa bàn mới xảy ra sự việc nam sinh đang theo học tại một trường chuyên trên địa bàn Hà Nội rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong.

Được biết, khoảng 3h37p sáng sớm ngày 1/4, cơ quan Công an phường Phú La (Hà Đông) nhận được tin báo có một thi thể nam thanh niên không còn nguyên vẹn tại sảnh tòa chung cư Văn Phú Victoria, nghi ngã từ tầng cao xuống đất. Ngay khi nhận được thông tin, lực lượng chức năng đã có mặt để điều tra làm rõ vụ việc.

Theo thông tin ban đầu, nạn nhân là cháu L.N.N.M (SN 2006) hiện đang theo học chuyên Sinh tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Thời điểm xảy ra sự việc, cháu L.N.N.M đã bước ra ban công rồi nhảy từ tầng 28 xuống, đáng tiếc cháu đã không qua khỏi. Nguyên nhân ban đầu được xác định do cháu L.N.N.M bị áp lực về chuyện học hành.

Trước khi làm chuyện dại dột, cháu L.N.N.M đã để lại một lá thư tuyệt mệnh. Trong thư em có nói về chuyện mệt mỏi với cuộc sống. 

Nội dung bức thư như sau:

Con rất xin lỗi vì hành động bồng bột của con đã hoặc sẽ làm. Thực sự thì cuộc sống cũng quá mỏi mệt rồi, Nó chẳng phải là suy nghĩ bột phát lúc nóng giận mà là con đã nghĩ đến việc này từ rất lâu chỉ là tiếc, Tiếc vì những suy nghĩ vu vơ làm thế sẽ không gặp may và cũng tiếc còn những người bạn, những con game bỏ lâu rồi, còn bao bài nhạc chưa nghe.

Không hẳn là cuộc sống của con khổ sở mà có thể chỉ là con tiêu cực quá, nhưng có ra sao thì kết quả vẫn vậy. Chuyện này có lẽ chả phải lỗi của ai ngoài con cả, giãi bày nhanh thôi…

Chia buồn với Tú vì sẽ chịu nhiều tính khí của mẹ hơn, mẹ rất quan tâm nhưng luôn làm sai, luôn thái quá và dần anh mày chả còn tháy cái ích của việc chia sẽ khi mà ý kiến của mình chẳng thực sự quan trọng. Chào bố một người dễ nóng, ít quan tâm, ít tham gia nhưng luôn muốn có cái nhìn hiểu biết khi ….Thế thôi, chả bỏ cục, chả hay ho gì cả nhưng đây chắc là những dòng cuối.

Tạm biệt. 1/4 luôn, đời như trò đùa vậy”.

 

Clip nam sinh nhảy lầu tự tử vì áp lực học hành, xót xa lá thư tuyệt mệnh

Ảnh cắt từ video vụ việc

Ảnh cắt từ video vụ việc

Hiện nguyên nhân đang được tiếp tục điều tra làm rõ.

Áp lực học tập chính là nguyên nhân hàng đầu gây stress, trầm cảm và rất nhiều vấn đề tâm lý khác cho học sinh, sinh viên hiện nay. Các thống kê cũng cho thấy, có đến gần 80% trẻ không được ngủ đủ giấc, luôn trong trạng thái mệt mỏi, phải dùng các loại thuốc hỗ trợ để giải tỏa tinh thần.

Đây là một trong những hệ lụy cực kỳ nguy hiểm mà chúng ta không thể chủ quan. Việc học tập áp lực, thiếu ngủ khiến bé bị stress căng thẳng, tâm trí lúc nào cũng “căng như dây đàn” do không được ngủ đủ. Những căng thẳng này nếu không sớm được giải tỏa thì sẽ rất dễ dẫn tới trầm cảm hay rối loạn lo âu hoặc rất nhiều các vấn đề tâm lý khác.

Theo thống kê của tổ chức UNICEF, từ năm 2018 có 8%-29% học sinh, mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong đó có đến 2,3% trẻ vị thành niên tự tử và 10%-15% học sinh có ý định tự tử đều có liên quan đến những áp lực trong học tập. Các dấu hiệu trầm cảm thường khá rõ ràng nhưng không ít phụ huynh chỉ cho rằng con đang mệt mỏi hay giả vờ dẫn đến tình trạng của con ngày càng tệ hơn. Có những người trẻ phải điều trị hơn 1 năm làm bỏ lỡ việc học tập cùng rất nhiều dự định dang dở. Con số này được cho rằng đang gia tăng trong những năm gần đây, nhất là do ảnh hưởng của đại dịch, trẻ học online nhiều, giảm cơ hội bày tỏ, trao đổi với người khác, gia tăng stress. 

Một số em không nghĩ đến việc tự tử thì có xu hướng tự làm đau bản thân để giải tỏa cảm xúc, chẳng hạn như rạch tay, bứt tóc hay đập đầu vào tường. Đặc biệt việc áp lực học tập quá lớn, nhất những trẻ đang thi chuyển cấp hay thi đại học còn có thể gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Đây là câu chuyện đã nói nhiều lần, nhưng vẫn đang đâu đó xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy, không chỉ gia đình, các môi trường khác như nhà trường, cộng đồng, các mối quan hệ bạn bè, cần nhiều hơn những sự quan tâm và chia sẻ, để những việc đau lòng không có cơ hội xảy ra nữa. 

Tổng hợp


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.