Group News: Tin copy

Hôm nay, 08/05/2024, bộ Thương Mại Mỹ nghe điều trần về việc có nên công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường hay không. Đây được xem như là một nỗ lực của tổng thống Joe Biden nhằm lôi kéo Việt Nam lại gần hơn với tư cách là một đối tác chiến lược. Tuy nhiên, nỗ lực này đi ngược với mong muốn của ông thu hút phiếu bầu của giới công đoàn Mỹ.

Vietnamese workers process shrimp at the Camimex State owned processing plant in Ca Mau city in southern Vietnam Tuesday, July 22, 2003.
Tại một nhà máy chế biến tôm của công ty Camimex ở Cà Mau, Việt Nam, ngày 22/07/2024. ASSOCIATED PRESS - RICHARD VOGEL 

Theo Reuters, bộ Thương Mại sẽ nghe tranh luận giữa các nhà sản xuất thép, các nhà nuôi tôm Bờ Vịnh, bên phản đối cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, với ông Ted Osius, lãnh đạo Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, cơ quan ủng hộ cấp quy chế.

Liên minh tôm miền Nam tại Mỹ, bao gồm ngư dân và các nhà chế biến phản đối việc cấp quy chế kinh tế thị trường, viện dẫn các rào cản từ chính quyền Việt Nam về quyền sở hữu đất đai, luật lao động yếu kém. Việc nâng cấp quy chế sẽ dẫn đến việc tôm nhập khẩu thấp sẽ được đánh thuế thấp hơn, gây thiệt hại cho các thành viên của Liên minh.

Năm nay, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ gia hạn thuế chống bán phá giá 25,76% đối với tôm nuôi đông lạnh từ Việt Nam, nhưng chỉ ở mức 5,34% đối với tôm nhập khẩu từ Thái Lan, một quốc gia được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Các nhà sản xuất thép còn cho rằng sự thay đổi này sẽ « làm xói mòn cơ sở sản xuất trong nước, làm suy yếu khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của Mỹ và củng cố vai trò của Việt Nam như là một kênh dẫn dòng hàng hóa Trung Quốc được buôn bán không công bằng ».

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Ted Osius, « Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường , đáp ứng các tiêu chí quan trọng như khả năng chuyển đổi tiền tệ và sẵn sàng để được công nhận quy chế đúng như vậy."

Phía Việt Nam cũng đưa ra các lập luận là đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế gần đây, đồng thời cho rằng việc Washington tiếp tục duy trì quy chế « nền kinh tế phi thị trường » có thể làm tổn hại đến mối quan hệ song phương ngày càng chặt chẽ với Việt Nam, mà Mỹ muốn xem như là đối trọng với Trung Quốc.

Hiện tại Việt Nam bị Hoa Kỳ xếp cùng với Trung Quốc, Nga, Belarus, Azerbaijan và 9 quốc gia khác trong danh sách các nền kinh tế phi thị trường và phải chịu thuế cao đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ."

Theo RFI


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.