Group News: Tin copy

Ngân hàng Thế giới (World Bank) mới đưa ra dự báo rằng kinh tế Việt Nam “sẽ tăng tốc trong năm 2022 với tăng trưởng GDP dự báo tăng lên 5,5% so với 2,6% năm 2021”.

 
 
Công nhân tại một nhà máy ở Việt Nam.

Công nhân tại một nhà máy ở Việt Nam.


Bản tin của World Bank hôm 27/1 dẫn lại báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam đưa ra tháng trước nói rằng với giả định đại dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát trong và ngoài nước, lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam “sẽ dần phục hồi khi người tiêu dùng và nhà đầu tư lấy lại niềm tin, trong khi lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được hưởng lợi nhờ nhu cầu ổn định từ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc”.

Ngoài ra, bản tin dự báo rằng thâm hụt ngân sách và nợ công được kỳ vọng “sẽ vẫn bền vững, với tỷ lệ nợ trên GDP dự kiến là 58,8%, thấp hơn nhiều so với mức trần theo quy định”.

Tuy nhiên, theo Ngân hàng Thế giới, triển vọng này “vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là diễn biến chưa rõ ràng của đại dịch”.

“Sự bùng phát của các biến thể mới có thể dẫn đến việc phải tái áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế. Nhu cầu trong nước yếu hơn kỳ vọng có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của Việt Nam”, World Bank nhận định.

“Ngoài ra, nhiều đối tác thương mại của Việt Nam đang phải đối mặt với dư địa tài khoá và tiền tệ bị thu hẹp, có thể sẽ hạn chế khả năng tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế của các nước này nếu cuộc khủng hoảng kéo dài. Điều này có thể làm chậm sự phục hồi toàn cầu và làm suy yếu nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam”.

Theo báo điện tử của chính phủ Việt Nam (VGP News), quốc hội Việt Nam cuối năm ngoái đã biểu quyết thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, theo đó “yêu cầu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước khoảng 6-6,5%; kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Ngoài ra, VGP News đưa tin, nghị quyết cũng nêu rõ mục tiêu “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp”.

Theo VOA


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.