Nhân gian không nợ bất tương phùng 

Bên bờ sông Linh Bà ở Tây phương, cạnh hòn đá Tam Sinh có một cây Giáng Châu được Thần Anh làm chức chầu chực ở cung Xích Hà ngày ngày lấy nước cam lộ tưới bón cho nó mới tươi tốt sống lâu. Đã hấp thụ tinh hoa của trời đất, lại được nước cam lộ chăm bón, cây Giáng Châu thoát được hình cây, hóa thành hình người, tu luyện thành Giáng Châu tiên tử, suốt ngày rong chơi ngoài cõi trời Ly Hận, đói thì ăn quả “Mật Thanh”, khát thì uống nước bể “Quán sầu”.

Chỉ vì chưa trả được ơn bón tưới, cho nên trong lòng nó vẫn mắc míu, khi nào cũng cảm thấy như còn vương một mối tình gì đây. Gần đây, Thần Anh bị lửa trần rực cháy trong lòng, nhân gặp trời đất thái bình thịnh vượng muốn xuống cõi trần để qua kiếp “ảo duyên”, nên đã đến trước mặt vị tiên Cảnh Ảo ghi sổ. Cảnh Ảo liền hỏi đến mối tình bón tưới, biết chưa trả xong, muốn nhân đó để kết liễu câu chuyện. Nàng Giáng Châu nói: “Chàng ra ơn mưa móc mà ta không có nước để trả lại. Chàng đã xuống trần làm người, ta cũng phải đi theo. Ta lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại chàng, như thế mới trang trải xong!”. Vì thế dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần, để kết liễu án đó. Thần Anh hạ phàm đầu thai là Giả Bảo Ngọc trong Giả phủ, Giáng Châu tiên tử đầu thai vào nhà họ Lâm tại Giang Nam, sau khi mẫu thân qua đời, được đón về Giả phủ. 

Bởi vậy, khi lần đầu nhìn thấy Đại Ngọc, Bảo Ngọc đã vô cùng ngạc nhiên, thấy cô nương trước mặt mình sao quen đến thế: “”Lạ thật! Hình như ta đã gặp ở đâu rồi, sao quen mặt thế”. 

Tất cả những cuộc tương ngộ tại thế gian này, đều là cuộc đoàn tụ ở một thời gian và không gian khác sau một thời gian vắng bóng. Trong biển người mênh mông hàng nghìn người, hai người xa lạ tình cờ gặp nhau yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên , tất cả đều là duyên tiền định khóa chặt. 

Nhân gian không nợ không tương phùng. Đại Ngọc, khi tới thế gian đã mất hết trí nhớ, không biết rằng cuộc gặp gỡ này chỉ là sự khởi đầu cho hành trình trả nợ bằng nước mắt. 

 Đại Ngọc không biết rằng cuộc gặp gỡ này chỉ là sự khởi đầu cho hành trình trả nợ bằng nước mắt. (Hình minh họa “Hồng lâu mộng” vẽ bởi Sun Wen thời nhà Thanh/ Wikipedia/ Phạm vi công cộng)

Trong mê không biết bản thân mình là ai

Trong 80 hồi đầu tiên của Hồng Lâu Mộng, Đại Ngọc khóc tổng cộng 37 lần. “Rơi lệ trước cửa sổ”, “Khóc một mình trong phòng”, “Che mặt tự khóc”, “Khóc thầm”, “Nước mắt lưng tròng”, “Hai mắt sưng húp như nửa trái đào, nước mắt đẫm khuôn mặt”, “Nước mắt giàn giụa”… Đại Ngọc luôn khóc, “nức nở”, “đau khổ”, “bi thương”, tính cách thích khóc chỉ là nguyên nhân bề ngoài.  

Ở trong mê không biết mình là ai, nhìn không thấy quan hệ nhân duyên, Đại Ngọc thường bị đè nén bởi thói đời nóng lạnh, tình người ấm lạnh giữa các mối quan hệ. Nàng cả đời đau khổ vì tình, khóc vì Bảo Ngọc, khóc cho tới khi Bảo Ngọc kết hôn với Bảo Thoa, nước mắt khô cạn mà chết, mới có thể được giải thoát. 

Nếu Đại Ngọc biết rằng, những giọt nước mắt này là để trả ơn người đã vun xới mang nước Cam Lộ cho cô, năm đó bao nhiêu nước Cam Lộ, năm nay sẽ có bấy nhiêu nước mắt. Đây là nguyện vọng của chính bản thân Giáng Châu tiên tử, vậy cần gì phải đa sầu đa cảm, than thở một cách vô ích? 

(Hình minh họa “Hồng lâu mộng” vẽ bởi Sun Wen thời nhà Thanh/ Wikipedia/ Phạm vi công cộng)

Thần tiên khi không còn liên quan, không thể tiếp tục thân thích với người phàm trần

Mối quan hệ tình duyên giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc có căn nguyên từ việc đền đáp bằng nước mắt; khi nợ ân tình đã đền đáp đủ, nước mắt đã cạn, Đại Ngọc rời khỏi nhân gian, về lại Thái Hư ảo cảnh, làm Tiêu Tương phi tử tại tiên cung. 

Lần thứ hai khi tới Thái Hư ảo cảnh và nhìn thấy Đại Ngọc, Bảo Ngọc không nén nổi mà muốn bày tỏ tâm tình: ‘Muội muội ở đây mà làm ta mong nhớ mãi’, Kết quả lập tức bị người hầu gái đuổi ra ngoài. Tình duyên ở nhân gian là ngắn ngủi, nợ tình đã hết, duyên phận đã tận, “Ai biết chị em của anh?”.

Trở lại tiên giới với thân phận là Tiêu Tương phi tử, nhìn thấy Bảo Ngọc là người trần sao có thể cho phép anh ở lại tiên giới? Bảo Ngọc thất vọng phát hiện, những người thân đã chết của anh bao gồm cả Tình Văn cũng không thừa nhận và nhìn đến, chính là thần tiên khi đã không còn liên quan, sẽ không tiếp tục có tình thân với người phàm. 

Tuy nhiên, Tiêu Tương phi tử vẫn có thể nhận ra Thần Anh thị giả ở cùng tầng thứ. Để đánh thức Bảo Ngọc quay về tiên giới, Tiêu Tương phi tử đã hạ lệnh cho Cô Ba Vưu rút kiếm đuổi theo Bảo Ngọc, cắt đứt mối trần duyên của anh. Qua đây có thể thấy, Đại Ngọc sau khi thành tiên vẫn mong muốn điều tốt cho anh, và điều đó hoàn toàn vượt xa quan hệ tư tình đơn thuần giữa nam và nữ cõi phàm trần. 

(Hình minh họa “Hồng lâu mộng” vẽ bởi Sun Wen thời nhà Thanh/ Wikipedia/ Phạm vi công cộng)

Hạ phàm chỉ để đóng vai trong một vở kịch

Tiên cô Cảnh Ảo dẫn Bảo Ngọc du ngoạn nơi Thái Hư ảo cảnh lần thứ nhất, vốn là muốn nhắc nhở anh, chính là đừng mê mẩn những ảo mộng đời người, sớm quay đầu trở lại. Một Bảo Ngọc chưa từng trải qua việc đời ngây thơ khó lý giải: Tại sao từ cổ tới kim, tình cảm đều chẳng qua chỉ là “duyên nợ trăng gió”?

Sau khi từ Thái Hư ảo cảnh trở về lần thứ hai, Bảo Ngọc càng chán ghét công danh sự nghiệp, coi nhẹ chuyện tình duyên nam nữ, “Nhìn thấy linh cữu của Lâm muội đưa đi, mà không thương tâm rơi lệ”. 

Bảo Ngọc vô tình, bởi cuối cùng anh đã nhìn thấu, tình duyên trên đời đều là ma chướng (chướng ngại do ma quỷ gây ra), tình yêu giữa nam và nữ trong cõi hồng trần, xác thực là sự trả nợ trăng gió của nam nữ si tình. 

Đi qua cõi hồng trần và trải qua cuộc tình ảo bị ép buộc, Bảo Ngọc mới nhận ra mình hạ phàm chẳng qua chỉ để diễn một vở kịch, gây ồn ào lừa gạt mọi người xung quanh cùng những hỷ nộ, ưu sầu mười chín năm; khi tới hồi kết, oan nghiệt nợ nần đều đã được đền đáp thì phải tàn cuộc. Vì vậy, anh thay đổi diện mạo, khoác chiếc áo choàng màu đỏ tươi, đầu trọc chân trần, phiêu dạt theo con đường tu hành. Nhân lúc tham dự kỳ thi lớn chàng đã rời khỏi thế gian, đi theo vị Thần tăng rồi biệt tăm biệt tích, trên thực tế chính là trở về quê nhà ban đầu của mình nơi Thiên thượng.

Bảo Ngọc vô tình, bởi cuối cùng anh đã nhìn thấu, tình duyên trên đời đều là ma chướng. (Hình minh họa “Hồng lâu mộng” vẽ bởi Sun Wen thời nhà Thanh/ Wikipedia/ Phạm vi công cộng)

Giáng Châu tiên tử tu thành hình người không phải để gả cho Giả Bảo Ngọc

Giáng Châu tiên tử tu thành hình người hạ phàm, không phải để gả cho Bảo Ngọc và có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Hãy thử tưởng tượng, nếu có một cuộc hôn nhân tốt đẹp, nàng sao có thể khóc cạn nước mắt mà về trời trở thành tiên?

Cái gọi là bi kịch tại nhân gian, cái gọi là có tình cảm mà không thể trở thành người một nhà, hóa ra chỉ là một sự ‘thanh toán’ nợ nần. Những yêu thương sầu buồn triền miên quấn quanh, chẳng qua chỉ là trả nợ lẫn nhau; những than thở buồn tủi khóc lóc lúc đêm khuya, nhất thời rung động vui buồn, chẳng qua chỉ là tự mình đa tình trong mê dại, vu vơ nhàn rỗi tự kiếm chuyện thị phi. 

Những người bị tẩy sạch ký ức như chúng ta, chính là đang tự vật lộn, lung lạc trong công danh, bị khóa trong lợi và lưới tình, cũng giống như Bảo Ngọc trước kia không biết mình là ai, tại sao lại đến đây; không biết rằng tất cả những điều đáng tiếc của kiếp nhân sinh đều là để trả nợ trần. 

Mê trong vai diễn thế tục của cuộc đời mình, theo kịch bản đã định sẵn, bạn và tôi sẽ cùng xuất hiện trên sân khấu, cùng diễn một vở kịch chốn nhân gian. Trong tình tiết vở kịch thật thật giả giả, hư hư thực thực, thật sự sẽ hiểu nhầm sân khấu kịch này là cố hương của mình. 

Hãy thử tưởng tượng, nếu có một cuộc hôn nhân tốt đẹp, Đại Ngọc sao có thể khóc cạn nước mắt mà về trời trở thành tiên? (Hình minh họa “Hồng lâu mộng” vẽ bởi Sun Wen thời nhà Thanh/ Wikipedia/ Phạm vi công cộng)
Theo ĐKN