Group News: Tin sản xuất

Chúng ta cùng tiếp tục nghe thêm những câu chuyện trong lịch sử về sự chỉ trích để thấy nó có thực sự có tác dụng.

Đọc phần 1 tại đây : Tại sao bạn không nên phàn nàn và chỉ trích (P1)

B. F. Skinner, nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới, đã chứng tỏ trong các thí nghiệm rằng những con vật mà được thưởng vì hành vi tốt sẽ học những hành vi đó nhanh hơn nhiều và nhơ lâu hơn so với việc bị trừng phạt bởi hành vi xấu. Những nghiên cứu về sau cũng cho thấy việc này cũng áp dụng với con người. Khi chỉ trích, chúng ta chả thay đổi được điều gì lâu dài mà còn làm tăng sự giận hờn.

Sự oán giận này có thể làm mất tinh thần nhân viên, bạn bè hay các thành viên gia đình, nhưng chưa chắc đã giải quyết được vấn đề ban đầu. 

George B. Johnston từ Enid, Oklahoma, là một điều phối viên an toàn cho một công ti kỹ thuật. Một trong những trách nghiệm của anh là kiểm tra xem nhân viên có đội mũ bảo hộ theo quy định không. Anh ta nói rằng mỗi khi mình thấy nhân viên không đội mũ, anh đều hét ra những câu khẩu lệnh đầy thẩm quyền và họ đều phải nghe lời ngay, nhưng khi anh rời đi, công nhân lại cởi mũ ra. 

Anh ta lại thử một cách khác, khi anh ta lại thấy công nhân không đội mũ, anh đã hỏi họ liệu những chiếc mũ này không thoải mái hay không vừa. Rồi anh ta nhắc lại với những nhân viên với một giọng nhẹ nhàng, là những chiếc mũ được thiết kế để bảo vệ họ và khuyên rằng họ nên đội mũ khi đang làm việc. Kết quả tăng sự chấp thuận và giảm sự căm giận. 

Có rất nhiều ví dụ chứng minh sự vô ích của chỉ trích trong lịch sử. Hãy cùng xem một ví dụ nữa, cuộc tranh cãi nổi tiếng giữa hai tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt và William Taft- một cuộc tranh luận mà đã chia rẽ Đảng Cộng Hòa, đưa Woodrow Wilson vào nhà trắng, thay đổi lịch sử. Khi Theodore Roosevelt rời nhà trắng vào năm 1908, ông đã ủng hộ Taft, người được bầu làm tổng thống. 

Sau đó Roosevelt đi đến Châu Phi săn sư tử. Khi về nước, ông đã phê bình Taft quá bảo thủ, còn có ý định tranh cử nhiệm kì thứ 3 cho chính bản thân, lập ra một đảng phái chính trị mới, và phá hủy đảng Cộng Hòa. Trong cuộc bầu cử tiếp theo, William Taft và đảng cộng hòa chỉ thắng được 2 tiểu bang. Một cú thua tồi nhất mà đảng này từng phải chịu.

Theodore Roosevelt đổ lỗi cho Taft, nhưng tổng thống Taft có nhận lỗi không? Tất nhiên là không. Với nước mắt trong mắt mình, Taft nói: "Tôi không thể nào nghĩ ra cách khác hơn so với những gì tôi đã làm."

Vậy lỗi của ai? Roosevelt hay là Taft? Thực ra thì chả ai biết và cũng chả ai quan tâm. Vấn đề ở đây là sự chỉ trích của Roosevelt không hề thuyết phục Taft thú nhận mình có lỗi, mà còn khiến Taft đứng lên và biện minh bản thân mình. 

A presidential bromance: Theodore Roosevelt and William Howard Taft

Tổng thống Roosevelt (trái) và Tổng thống Taft (phải)

Một câu chuyện nữa để chứng minh hiện tượng này là vụ scandal Teapot Dome, một vụ làm rung động nước Mỹ vào đầu những năm 1920. Albert Hall, Bộ trưởng Nội Vụ của tổng thống Harding, được giao nhiệm vụ cho thuê các mỏ dầu dự trữ ở Elk Hill và Teapot Dome- lượng dầu này được đưa ra để được Hải Quân Mỹ sử dụng trong tương lai. Nhưng Bộ trưởng Hall đã không cho phép đấu thầu số lượng dầu này, anh ta đã đưa luôn cả hợp đồng ngon nghẻ này cho người bạn Edward Doheny. Và Doheny đã cho anh Hall một khoản "nợ" trị giá một trăm ngàn đô la. 

Trong một quyết định đột ngột, bộ trưởng Hall đã sử dụng quyền hành của mình và kêu gọi lính thủy đánh bộ ập vào để đuổi các bên cạnh tranh khỏi khu vực vì các giếng khoan của họ đang lấy đi dầu từ các mỏ vùng Elk Hill. Các nhà cạnh tranh nhanh chóng ra tòa và làm bung bét vụ scandal. Vụ việc làm chấn động cả nước, làm tan nát chính phủ của tổng thống Harding, đe dọa đảng Cộng Hòa và tống Albert Hall vào tù.

Fall bị lên án một cách tàn ác- một cách mà ít chính trị gia nào đã từng bị. Nhưng anh ta có ăn năn? Không bao giờ! Nhiều năm sau tổng thống Herbert Hoover ám chỉ trong một bài diễn thuyết rằng tổng thống Harding chết bởi vì các nỗi lo tinh thần bởi vì một người bạn đã phản bội ông. Khi vợ của ông Hall nghe thấy điều này, bà nhảy lên, khóc mà nói: "Cái quái gì? Harding bị phản bội bởi Hall ư? Không! Chồng tôi không bao giờ phản bội ai cả! Có bao nhiêu của cải cũng không thể khiến anh ấy làm việc sai. Anh ấy mới là người bị phản bội và bị đưa vào lò mổ.."

Amazon.com: Cartoon Teapot Dome 1924 Namerican Cartoon Showing Washington  Officials Racing Down An Oil Slicked Road To The White House Trying  Desperately To Outpace The Teapot Dome Scandal Cartoon By Clifford K B :

Vụ Scandal Teapot Dome gây chấn động nước Mỹ đầu những năm 1920

Bạn thấy đấy: Bản chất con người, những kẻ làm điều sai trái, sẽ luôn đổ lỗi cho bất kì ai trừ bản thân họ. Ai cũng như vậy cả. Vậy khi bạn có ý định chỉ trích ai đó, hãy nhớ đến Al Capone, Crowley "Hai Súng", và Albert Fall. Hãy xem những lời chỉ trích như là những chú bồ câu đưa thư vậy, chúng sẽ luôn luôn về quay về nhà. Hãy nhận biết rằng cái người mà bạn định chỉ trích hay lên phê bình sẽ luôn tìm cách biện minh, và sẽ còn phê bình ngược lại bạn; hoặc là, như tổng thống Taft, sẽ nói rằng: "Tôi không thể nào nghĩ ra cách khác hơn so với những gì tôi đã làm."

Khánh Đặng


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.