Novak Djokovic bị giam giữ ở khách sạn với cáo buộc đe dọa chính sách y tế Australia, trước khi phiên tòa phán quyết về visa của anh diễn ra ngày 16/1.
- Novak Djokovic bị hủy thị thực nhập cảnh Australia lần thứ 2
- Thẩm phán ra lệnh thả Djokovic khỏi bị giam bởi nhập cảnh Úc
- Hoàng tử William bị cáo buộc ngoại tình với bạn thân của Công nương Kate, Hoàng gia Anh phản ứng thế nào?
Djokovic bị giam giữ tại khách sạn
Việc giải quyết vấn đề Novak Djokovic khiến Chính phủ Australia mất khá nhiều thời gian, không đơn thuần nằm ở khía cạnh thể thao hoặc chính trị.
Cuộc tranh cãi căng thẳng kéo dài nhiều ngày qua đang chuẩn bị khép lại.
|
Djokovic đến khách sạn mà anh bị giam giữ |
Xung đột giữa Djokovic và Bộ Nhập cư Australia sẽ đưa ra giải quyết lần cuối ở tòa án vào sáng Chủ nhật (16/1), bắt đầu từ 9h30 (theo giờ địa phương, tức khoảng 5h30 giờ VN).
Tùy thuộc vào những gì thẩm phán của Tòa án Liên bang, David O'Callaghan, tay vợt người Serbia sẽ biết có thể ra mắt Australian Open 2022 sau đó một ngày hay không.
Ngược lại, nếu kháng cáo do các luật sư của Djokovic đưa ra không thành công, anh sẽ trở thành ngôi sao nổi tiếng nhất bị trục xuất trong thời gian gần đây.
Sau khi Alex Hawke, Bộ trưởng Nhập cư Australia, quyết định thực thi quyền hạn cá nhân khi hủy visa của Djokovic vào chiều thứ Sáu, tay vợt số một thế giới đã bị bắt vào sáng hôm sau, sau cuộc thẩm vấn ngắn. Anh không còn được tự do tập luyện như ít ngày trước.
Djokovic sau đó được chuyển đến một nơi ở không được xác định rõ ràng. Những thông tin rò rỉ cho biết anh bị đưa đến khách sạn Park ở khu phố Carlton, cùng một nơi mà tay vợt 34 tuổi này bị cô lập trong năm ngày (thứ Năm tuần trước đến thứ Hai tuần này), khi vừa đến Melbourne.
Việc Djokovic bị giữ trong khách sạn đi ngược với mong muốn của các luật sư làm việc cho anh.
Theo báo chí Australia, thường tòa án không đảo ngược các quyết định dựa trên quyền cá nhân của Bộ trưởng.
Mối đe dọa với y tế Australia
Những lý do khiến Hawke lần thứ hai hủy visa của Djokovic là do tầm ảnh hưởng toàn cầu của anh trong lĩnh vực thể thao, có thể kích động "tình trạng bất ổn dân sự" và khuyến khích những người khác không tiêm vắc xin Covid-19.
Điều này được phản ánh trong các tài liệu được trình lên Tòa án Liên bang. Hawke cho biết ông chấp nhận rằng việc Djokovic nhiễm Covid-19 gần đây (mẫu PCR có kết quả dương tính ngày 16/12; một ngày sau anh mới biết kết quả) đồng nghĩa anh là một "nguy cơ không đáng kể đối với những người xung quanh", nhưng vấn đề là Nole "được một số người coi là bùa hộ mệnh của một cộng đồng chống vắc xin".
"Tôi tin rằng việc ông Djokovic tiếp tục hiện diện ở Australia có thể dẫn đến sự gia tăng làn sóng chống vắc xin từ cộng đồng trong nước", Bộ trưởng Bộ Nhập cư cáo buộc.
"Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng tình trạng bất ổn dân sự từng xảy ra đối với Australia, với các cuộc biểu tình và phản đối có thể xảy ra".
Hawke, cánh tay phải của Thủ tướng Scott Morrison trong mọi vấn đề liên quan đến các chính sách biên giới của Australia, nhớ lại rằng Djokovic không hề e ngại khi tham gia một cuộc phỏng vấn (với tờ l'Equipe, Pháp) vào ngày 18/12, 24 giờ sau khi anh nhận kết quả dương tính từ người đại diện.
Vấn đề Djokovic sẽ có phán quyết cuối cùng ngày 15/1 |
Điều này, như Hawke giải thích, có thể là một ví dụ xấu. "Với hành vi của ông Djokovic sau khi nhận được kết quả xét nghiệm dương tính, quan điểm được công khai của ông ấy, cũng như tình trạng chưa được tiêm chủng của ông ấy, tôi tin rằng việc ông ấy tiếp tục có mặt tại Australia có thể khuyến khích người khác phớt lờ hoặc hành động trái với lời khuyên và chính sách y tế cộng đồng của đất nước".
Djokovic từng thừa nhận rằng việc không hủy cuộc phỏng vấn là một sai lầm.
Tháng 10 năm ngoái, Melbourne trở thành thành phố có số ngày có số ngày phong tỏa nhiều nhất thế giới. Vào tháng 11 và tháng 12, trong vài ngày cuối tuần, hàng nghìn người đã biểu tình ở đó và ở một số thành phố khác chống lại phản ứng của chính phủ đối với đại dịch, cũng như việc bắt buộc sử dụng vắc xin Covid-19.
Bộ Nhập cư lo ngại rằng Djokovic, người đã nhập cảnh vào Australia mà không chứng minh tiêm phòng và được miễn trừ y tế, sẽ khuấy động các cuộc biểu tình một lần nữa.
Australia ghi nhận hơn 101.000 ca nhiễm Covid-19 trong ngày 15/1, với 54 trường hợp tử vong. Gần 78% dân số tiêm hai mũi vắc xin.
Sự gia tăng của các ca nhiễm chủng Omicron trên khắp nước Australia, thiếu các xét nghiệm, thiếu lương thực và các yếu tố cần thiết khác, hệ thống y tế công cộng đang trong tình trạng căng thẳng nghiêm trọng, khiến Bộ Nhập cư không muốn ngoại lệ cho Djokovic.
Theo VietNamNet
Comments powered by CComment