Group News: Tin copy

Trong con mắt giới chuyên gia ngoại quốc, Việt Nam có ưu điểm nổi bật là sinh hoạt rẻ hơn các nước như Singapore, Trung Quốc, và Hong Kong.

Xe cộ Hà Nội

Một phố ở Hà Nội

Tuy thế, Việt Nam thua Indonesia và Đài Loan vì dù đứng thứ 7 trong ranking tổng thể nhưng kém hơn nhiều về dịch vụ hành chính, y tế công và môi trường.

“Thế giới qua con mắt của người tạm cư gốc ngoại quốc” với báo cáo mới nhất đặt Việt Nam vào top 10 về chi tiêu cá nhân và về độ thân thiện của người bản xứ.

Chính chi tiêu rẻ khiến dân expat coi VN đứng thứ hạng cao (7/52), theo khảo sát năm nay của Expat Insider.

Hơn 2/3 dân expats coi sinh hoạt xã hội, vui chơi của họ ở Việt Nam là rất hài lòng: 69%, so với mức trung bình toàn cầu 56%. Việc kiếm bạn cũng rất dễ. Tới 84% nói người Việt Nam nói chung là thân thiện.

Cần xác định expats là nhóm ngoại kiều thường là chuyên gia, người lao động tay nghề cao mà ở Việt Nam theo quan nhiệm chung chỉ gồm dân châu Âu, Bắc Mỹ, Úc, Hàn, Nhật, chứ không tính người buôn bán, lao động giản đơn từ Trung Quốc, Philippines...

Ví dụ như trang chủ International/org đăng khảo sát trên cho hay ‘expats’ trong phần về Anh Quốc là đa số những người vào Anh làm việc, có thu nhập trung bình từ 70 nghìn USD/năm trở lên. Thậm chí, 14% expats tại Anh có lương trên 100 nghìn USD/năm. Tại Anh, đồng lương năm như thế cao ngang và trên thu nhập của nghị sĩ quốc hội.

Vui, thân thiện và giá rẻ nhưng còn các vấn đề khác

 Tới 29% expats cho rằng chuyyển sang VN làm việc không giúp cải thiện công danh sự nghiệp của họ, so với bình quân toàn cầu 18%. Cũng tới 45% coi văn hóa làm việc tại VN không hỗ trợ cho công việc độc lập và vẫn phân biệt trên dưới (ít bình đẳng) ở công sở, công ty.

Tuy thế, 68% người được hỏi hài lòng về thu nhập của họ ở VN. Một expat Mỹ nói, với thu nhập ở Việt Nam, ông ta “có thể mua được gần như mọi thứ cần mua”.

Về mặt trái của cuộc sống ở Việt Nam, nước này ở trong nhóm 10 quốc gia dưới đáy về chất lượng sống, môi trường và khí hậu. Tới 53% người ngoại kiều không hài lòng về môi trường đô thị, cao gấp ba chuẩn quốc tế (17%). Một người Pháp nói: “Tiếng ồn ở đây thật kinh khủng.”.

Một bài gần đây trên BBC News Tiếng Việt ghi nhận hiện tượng người nước ngoài bỏ Trung Quốc sang Việt Nam sinh sống.

Ý kiến chung họ nêu là "Việt Nam "đồ ăn ngon, rẻ hơn, bớt cạnh tranh và cởi mở hơn" nhưng ô nhiễm".

Họ cũng không vui về việc thiếu không gian xanh và dịch vụ đảm bảo cho môi trường bền vững, và nhất là lo ngại về chất lượng không khí (64% không hài lòng).

Quá nửa (51%) tin rằng chính quyền VN không ủng hộ các chính sách nhằm bảo vệ môi trường, và đặt VN gần chót, 50/52 trong câu hỏi này.

Bảo tàng Dân tộc học, HN

Bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội

Y tế VN ‘gây thất vọng’

Bài kết quả khảo sát ghi riêng một mục về Việt Nam: “The Healthcare System Is Disappointing“ – Hệ thống y tế gây thất vọng.

Gần 1/5, số ngoại kiều được hỏi (19%) nói gần như không thể tiếp cận được dịch vụ chăm sóc y tế (healthcare is generally unavailable), và 25% cho hay rất khó tiếp cận các dịch vụ y tế họ cần. Khi được tiếp cận thì họ thấy chất lượng dịch vụ rất kém (poor quality — 23%).

 Các nước khác nhau trong nhiều hạng mục nên kết quả tổng thể cũng không phải quốc gia giàu có hơn thì được dân ngoại kiều thích hơn.

Trong 52 quốc  gia mà trang Expats chọn để khảo sát thì đa số ở châu Âu, một số ở Trung Đông như Bahrain, UAE, Oman.

Số nước vùng Đông Á và Đông Nam Á tham gia không nhiều.

Trong nhóm này, Trung Quốc đứng thứ 33/52 quốc gia, vùng lãnh thổ được khảo sát.

Hong Kong tụt hạng xuống 50/52, với bất ổn chính trị, chi tiêu đắt đỏ và các vấn đề môi trường nên bị giới expats chê.

Thái Lan đạt ranking số 8, Indonesia về nhì và Đài Loan xếp hạng 3. Singapore đứng thứ 8.

Theo CLTD


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.