Liên Hiệp Quốc dự đoán dân số toàn cầu sẽ chạm mốc tám tỷ người vào Thứ Ba, 15 Tháng Mười, đánh dấu một cột mốc lịch sử của nhân loại và tầm nhìn về tương lai, theo USA Today.
World Cup 2022 ở Qatar bị kêu gọi tẩy chay
U.N. cho biết dân số tăng là nhờ mức tử vong giảm và tuổi thọ tăng. Tuổi thọ trung bình toàn cầu là 72.8 năm 2019, tăng gần chín năm so với con số năm 1990. Đến năm 2050, tuổi thọ trung bình ước tính là 77.2.
Trong một tuyên bố, ông Antonio Guterres, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, cho biết: “Đây là khoảnh khắc để chúng ta tôn vinh sự đa dạng, công nhận nhân loại chung và ngạc nhiên về những tiến bộ về y tế giúp kéo dài tuổi thọ và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Đồng thời đó cũng là lời nhắc nhở con người về trách nhiệm chăm sóc hành tinh, cũng như là giây phút nhìn lại xem chúng ta vẫn chưa thực hiện được những cam kết nào.”
Dân số thế giới tăng gấp đôi trong năm thập niên qua, tức là tính từ mốc bốn tỷ người năm 1974. Và thế giới cũng chỉ mất hơn một thập niên để tăng thêm một tỷ dân (con số bảy tỷ ghi nhận vào năm 2011).
Các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và thu nhập thấp đóng góp nhiều nhất cho cột mốc này, đặc biệt là Châu Á và Châu Phi. Còn dân số tại Châu Âu dự trù giảm.
Một trong những quốc gia có tốc độ tăng dân số nhanh nhất Châu Á là Ấn Độ. Nước này dự trù sẽ soán ngôi quốc gia đông dân nhất thế giới của Trung Quốc trong vòng vài năm tới. Trong khi đó dân số Trung Quốc sẽ sụt giảm trong vài thập niên mới.
Tuy nhiên theo U.N., có thể thế giới cần chờ đợi lâu hơn một chút để đạt đến mốc chín tỷ. Bởi vì trong năm 2020, tỷ lệ gia tăng dân số toàn cầu lần đầu tiên giảm dưới mức 1% kể từ năm 1950. Hiện tại tỷ lệ sinh là 2.3 trên một phụ nữ, giảm hơn một nửa so với tỷ lệ năm lần sinh năm 1950. Đến năm 2050, tỷ lệ sinh dự trù giảm nhẹ còn 2.1.
Theo đó, dân số toàn cầu dự báo đạt chín tỷ vào năm 2037 và mười tỷ năm 2058, báo hiệu tốc độ tăng trưởng dân số đang giảm dần. Đến những năm 2080, dân số đạt 10.4 tỷ nhưng sẽ duy trì mức này đến cuối thế kỷ.
Bất chấp những tin tức lạc quan về tuổi thọ của con người trong báo cáo của U.N., ông Guterres cho biết hàng tỷ người vẫn đang đấu tranh để sống và khoảng cách giữa các tầng lớp người cần thu hẹp lại để chấm dứt tình trạng bất bình đẳng.
“Chúng ta đang chuẩn bị cho một thế giới tám tỷ dân với đầy rẫy những căng thẳng, ngờ vực, khủng hoảng và xung đột,” ông chia sẻ.
Theo V.Giang/NV
Comments powered by CComment