Group News: Tin copy

VietJet, còn được biết đến với tên gọi 'hãng hàng không bikini', đang bị kiện tại Tòa Thượng thẩm Anh, trong vụ kiện thương mại liên quan tới khoản nợ 155 triệu bảng Anh, cộng với tiền lãi phải trả ở mức ít nhất là 31 ngàn bảng một ngày.

Getty Images

Theo báo Anh The Telegraph, đơn do hãng FW Aviation (Holdings) 1 Limited đệ trình, kiện VietJet ký thuê bốn phi cơ nhưng nhiều lần trễ hạn thanh toán trong năm 2021. 

Đơn khởi kiện được nộp vào 26/8/2022, theo hồ sơ tòa án, và VietJet đã nộp giải trình vào hôm 7/12. 

Trong đơn giải trình, VietJet cho rằng việc các bên cho thuê bán tàu bay cho công ty mới và chấm dứt hợp đồng thuê dài hạn, ổn định đang có là không hợp lệ.

VietJet nói việc chậm thanh toán tiền thuê là bình thường, do ảnh hưởng của đại dịch và của việc áp dụng phong tỏa các quốc gia, dẫn đến việc hãng phải tạm ngưng hoạt động.

VietJet bác bỏ việc họ vi phạm thỏa thuận thuê, và bác bỏ việc họ nợ "bất kỳ khoản nào nêu trong đơn kiện".

Hãng hàng không này cũng cho rằng việc việc các bên cho thuê đột ngột bán các tàu bay và chấm dứt hợp đồng thuê dài hạn đang có là không hợp lệ, ảnh hưởng tới quyền lợi hãng hàng không đang thuê tàu ổn định, dài hạn.

Đại diện cho VietJet tại tòa Anh là Herbert Smith Freehills, một hãng luật quốc tế có trụ sở tại London và Sydney, còn luật sư của nguyên đơn là hãng luật Quinn Emanuel Urquhart & Sullivan có trụ sở tại California.

Tranh chấp thương mại liên quan việc hãng hàng không không đồng ý việc bên cho thuê tàu đột ngột bán tàu bay cho đối tác mới và chấm dứt "không hợp lệ" hợp đồng thuê dài hạn đang có của hãng hàng không này.

Nhất là sự việc diễn ra trong điều kiện dịch bệnh Covid, các quốc gia phong toả, các hãng hàng không ngừng hoạt động.

Trước đó, cũng chính công ty FW Aviation (Holdings) 1 Limited đã đưa tranh chấp với Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, ra toà án Anh.

Hiện nay, liên quan tới dịch bệnh Covid, tranh chấp giữa bên cho thuê tàu và các hãng hàng không trở nên phổ biến và các bên đang xếp hàng khá dài tại các cơ quan tranh tụng thương mại quốc tế.

Câu chuyện về một khoản 155 triệu bảng khác

Tập đoàn Sovico, công ty mẹ của VietJet hồi cuối năm 2021 đã ký thỏa thuận với một trường thuộc Đại học Oxford để tài trợ cho trường này khoản tiền 155 triệu bảng.

Đổi lại, trường Linacre nói họ sẽ đổi tên trường thành Thao College, lấy theo tên của chủ tịch tập đoàn Nguyễn Thị Phương Thảo. 

 
 
Google

Linacre College được thành lập vào năm 1962 và được đặt theo tên của học giả thế kỷ 16 - Thomas Linacre

Getty Images

Trường Linacre đã được chính phủ Anh cho phép nhận khoản tài trợ 155 triệu bảng Anh sau khi chính phủ kết thúc việc xem xét. 

Tuy nhiên, sau những ồn ã ban đầu, khoản tài trợ 50 triệu bảng đầu tiên nay vẫn chưa được chuyển dù đã quá hạn 6 tháng. 

Telegraph dẫn nguồn nói có tin đồn chính phủ Việt Nam đặt lệnh tạm chặn các khoản quỹ trên, không cho chuyển ra nước ngoài. 

"Lý do, nhiều khả năng là bởi có một số phản ứng từ Việt Nam, những người nói rằng số tiền đó đi ra khỏi Việt Nam, một nước nghèo, để tới một nước phương Tây giàu có," Telegraph dẫn lời một nguồn tin.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nhà sáng lập VietJet Air, hiện là Tổng Giám đốc của công ty.

Theo tiểu sử chính thức, bà Phương Thảo là nữ doanh nhân Việt Nam đầu tiên được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh.

Theo BBC


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.