Việt Nam chuẩn bị siết mạng xã hội ngặt nghèo hơn nữa khi sửa luật lệ để khóa các trang cá nhân trên Facebook, Zalo bị cáo buộc “vi phạm.”
Bão số 1 hướng vào Quảng Ninh, Hải Phòng, 30,000 người di tản
Truyền thông Việt Nam hôm Thứ Hai, 17 Tháng Bảy, nói chính phủ VN đang chuẩn bị ra một nghị định mới thay thế cho nghị định cũ về quản lý, cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm siết chặt hơn nữa sự kiểm soát.
Theo đó, “các mạng xã hội trong nước và xuyên biên giới” sẽ bị “tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn” khi bị vu cho là “thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng an ninh quốc gia.” Rất nhiều người, thời gian vừa qua cho đến gần đây, đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bỏ tù khi dùng mạng xã hội thông tin trực tiếp các cuộc biểu tình hoặc chống cưỡng chế đền bù kiểu cướp ngày.
Tuy Hiến Pháp của chế độ xác nhận người dân có các quyền căn bản như quyền tự do ngôn luận, thông tin, quyền biểu tình, lập hội… nhưng bị siết chặt lại bằng Bộ Luật Hình Sự và các văn bản dưới luật như nghị định, quyết định. Các văn bản luật lệ này đã bị các chính phủ Tây phương, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, và ngay cả Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lên án là trái với các công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị.
Nghị Định 72/2013/NĐ-CP về “quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng” đã thừa đủ để bỏ tù những ai bị vu cho là “đưa thông tin xuyên tạc, vu khống” chế độ.
Tất cả các “tổ chức, cá nhân, trong ngoài nước cung cấp thông tin” đều đã bị buộc gỡ bỏ “nội dung vi phạm,” nay, với dự thảo nghị định mới, Bộ Thông Tin Truyền Thông sẽ “triển khai các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.” Nói rõ hơn là các trang đó sẽ bị khóa tạm thời hay vĩnh viễn.
Theo dự thảo mới, các mạng xã hội “phải cung cấp công cụ tìm kiếm, rà quét nội dung trên nền tảng của mình” theo đòi hỏi kiểm duyệt và kiểm soát của nhà cầm quyền. Nếu không, họ bị “ngừng hay tạm ngừng” cung cấp dịch dụ.
Đồng thời, các mạng xã hội cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước bị đòi hỏi “xác thực tài khoản người dùng qua số điện thoại di động tại Việt Nam.” Tức là, người bị cáo buộc “vi phạm” khó có thể phủ nhận cái trang đó, tài khoản đó không phải tôi, khi bị bắt.
Hơn 100 người bị trừng phạt tại Việt Nam khi đưa tin “ngoài luồng” hay bình luận về vụ người Thượng nổ súng tại trụ sở công an hai xã thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ngày 11 Tháng Sáu vừa qua. Nhà cầm quyền cáo buộc nhóm người Thượng là “khủng bố có tổ chức” trong khi dư luận cho rằng chính sách chèn ép sinh kế, đàn áp tôn giáo kéo dài mới là nguyên nhân sâu xa.
Theo TN/NV
Comments powered by CComment