Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm Thứ Hai, 28 Tháng Hai, loan báo tạm ngưng hoạt động tòa đại sứ ở thủ đô Minsk của Belarus, và cũng chấp thuận để các nhân viên không quá cần thiết ở Moscow cùng gia đình họ được rời khỏi nơi này, theo bản tin của CNBC.
Mỹ cho phép nhân viên ngoại giao rời đại sứ quán tại Nga, Belarus
Top 10 quân đội được đánh giá mạnh nhất thế giới
Chiến sự Nga - Ukraine: Đàm phán hoà bình đạt được kết quả nhất định
Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay trong bản thông cáo rằng “Chúng tôi có các biện pháp này vì lý do an ninh và an toàn sau khi xảy ra cuộc tấn công bất chính của quân đội Nga vào Ukraine.”
Ông cũng nói rằng “Chính phủ Mỹ không có ưu tiên nào cao hơn là sự an toàn và an ninh của công dân Mỹ, kể cả các nhân viên chính phủ và gia đình họ đang phục vụ ở mọi nơi trên thế giới.”
Hành động của chính quyền Biden đánh dấu một sứt mẻ mới trong mối quan hệ ngoại giao với điện Kremlin, vốn đang bị đa số cộng đồng thế giới lên án do xâm lăng Ukraine.
Belarus, quốc gia sát cạnh Ukraine, hiện do chế độ của Tổng Thống Alexander Lukashenko cai trị.
Lukashenko là một đồng minh thân cận với Putin và từng được tổng thống Nga ‘cứu mạng’ hồi năm ngoái khi có các cuộc biểu tình rầm rộ trong nước đòi lật đổ chế độ. Điện Kremlin khi đó nhanh chóng điều động các đơn vị quân đội tới Belarus, dưới danh nghĩa tập trận, nhằm đe dọa phía đối lập.
Hôm Thứ Hai có tin cho rằng Belarus sẽ sớm gửi quân giúp Nga đánh Ukraine, do số phận chính trị của Lukashenko nay coi như xoắn với Putin.
Vào sáng sớm ngày Thứ Hai, các cuộc thảo luận giữa phái đoàn Nga và Ukraine đã diễn ra tại biên giới Ukraine-Belarus. Hai quốc gia đồng ý gặp nhau mà không có điều kiện tiên quyết gì, theo Bộ Quốc Phòng Ukraine.
Tuy nhiên, trong lúc hai bên đang thảo luận, quân Nga tiếp tục các cuộc pháo kích ào ạt bằng hỏa tiễn 122 mm loại BM-21 Grad vào thành phố Kharkiv, nơi cách biên giới với Nga khoảng 25 dặm (chừng 40 km).
Theo V.Giang/NV
Comments powered by CComment