Cư dân của hòn đảo nhỏ bé này từng rất giàu có, từng dùng tiền đô la làm giấy vệ sinh. Nhưng ngày nay nó là một vùng đất hoang tàn trong cuộc khủng hoảng tài chính.
Phát hiện lớn về nền văn minh của "loài người khác" cách đây 125.000 năm
Tra tấn đến chết: Các vụ giết người hàng loạt ở Myanmar bị phơi bày
Tài liệu Ngũ Giác Đài: Có ‘sai lầm trầm trọng’ trong các cuộc không kích của Mỹ
Nauru là một quốc đảo nhỏ bé nằm ở Đông Bắc Papua New Guinea. Tuu nhiên, quốc gia này lại có diện tích bé thứ 3 thế giới sau Tòa thánh Vatican và Công quốc Monaco. Quốc gia này đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, rơi vào viễn cảnh ác mộng, vật lộn với nền kinh tế thất bại, khủng hoảng sức khỏe và sự tàn phá vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó. Nhưng cuộc sống nơi đây từng rất khác!
Với diện tích chỉ 21 km vuông, đây là quốc đảo nhỏ nhất trên thế giới với dân số chỉ hơn 10.000 người. Tuy nhiên, quốc gia nằm cách Sydney khoảng 4000km ở Thái Bình Dương này đã từng thịnh vượng đến mức khiến cả thế giới phải ghen tị. Và tất cả là nhờ phân chim.
Việc phát hiện ra các mỏ phân chim hóa thạch khổng lồ tích tụ hơn 1000 năm đã thay đổi quốc gia này mãi mãi. Số phân chim này đã tạo ra một loại phân bón tuyệt vời và gây ra các hoạt động khai thác khổng lồ, đầu tiên là của các công ty nước ngoài, sau đó là của chính những người dân trên đảo vào năm 1968 khi họ giành được độc lập từ Anh. Đến năm 1980, Nauru đã trở thành quốc gia giàu có nhất trên hành tinh, tính theo đầu người. Một thành tựu hoành tráng cho một hòn đảo nhỏ bé, xa xôi như vậy.
Đắm chìm trong sự giàu có, người dân địa phương từ bỏ lối sống truyền thống của họ và chuyển sang thực phẩm không lành mạnh, rượu và thuốc lá - không lâu trước khi một cuộc khủng hoảng sức khỏe ập đến.
Tuổi thọ giảm xuống chỉ còn 50, trong khi tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và các bệnh mãn tính khác tăng vọt cùng với cân nặng của họ. Năm 2007, 94,5% cư dân của Nauru được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là thừa cân và 71,7% béo phì - tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Nauru có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại hai cao nhất trên thế giới, ảnh hưởng đến 31% người lớn. Đó chỉ là sự khởi đầu.
Phốt phát hết vào đầu những năm 1980, cùng với nguồn thu nhập chính của quốc gia cũng cạn kiệt. Với rất nhiều hòn đảo được khai thác, tất cả những gì còn lại là một vùng đất hoang hóa với môi trường bị mục nát.
Thiệt hại nghiêm trọng đến mức 75% đất nước không thể ở được. Trong khi Nauru trước đây được gọi là “Hòn đảo dễ chịu” do thảm thực vật nhiệt đới xanh tốt. “Tôi ước gì Nauru có thể được như trước đây. Khi tôi còn là một cậu bé, nó thật đẹp. Có cây cối. Ở đâu cũng xanh, chúng tôi có thể ăn dừa tươi và bánh mì. Bây giờ tôi thấy những gì đã xảy ra ở đây, và tôi muốn khóc”, một người dân chia sẻ.
Nhiều cư dân đã nghỉ việc và chi tiêu mạnh tay khi có thu nhập dồi dào, bao gồm cả các chuyến đi nghỉ mát và mua sắm đắt tiền, nhập khẩu xe hơi thể thao. “Hầu như không ai nghĩ đến việc đầu tư số tiền này. Những tờ tiền đô la thậm chí còn được dùng làm giấy vệ sinh,” một người dân địa phương nói với BBC. “Mọi ngày đều là ngày tiệc tùng.”
Trong những năm tiếp theo, hòn đảo này gần như phá sản. Chính phủ đưa ra một loạt các lựa chọn đầu tư tồi, đóng băng tiền lương và bắt đầu vay nặng lãi từ các quỹ tín thác. “Rất nhiều tiền đã được đầu tư vào những thứ không bao giờ thực sự có hiệu quả”.
Theo DanViet
Comments powered by CComment