Group News: Tin copy

Cơ quan tình báo Mỹ giám sát hoạt động mạng của Nga chống Ukraine tin rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy Moscow sẽ phát lệnh tấn công quốc gia láng giềng này trong vòng 30 ngày tiếp theo, Toà Bạch Ốc cho biết như trên vào hôm Thứ Sáu, 14 Tháng Giêng.

Nếu Ukraina bị Nga tấn công, tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết 'đáp trả dứt khoát'

Hé lộ lời hứa tổng thống Mỹ Joe Biden nói với lãnh đạo Ukraina sau hội đàm với ông Putin

Lãnh sự quán Nga tại Ukraina bị ném bom xăng

Dấu mốc thời gian cụ thể này là dấu hiệu mới nhất cho thấy chính quyền Biden đánh giá  Nga sẽ xâm lăng Ukraine, từ đó cho thấy sự cấp bách phải đàm phán để đưa ra giải pháp hòa bình, theo CNBC.

Tổng Thống Joe Biden (phải) tiếp ông Volodymyr Zelensky (trái) hồi Tháng Chín, 2020, tại Toà Bạch Ốc. (Hình: Brendan Smialowski/AFP via Getty Images)
 Đáp lại các câu hỏi của truyền thông, giới chức từ chối đưa ra thông tin về việc liệu Mỹ có trang bị vũ khí cho dân quân Ukraine để chống Nga xâm lăng hay không, tuy nhiên, đánh tiếng phía Mỹ đang xem xét thực hiện một kế hoạch như vậy.

Mỹ từng cam kết đáp trả mọi hành động gây hấn quân sự bằng các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga và các nước đồng minh. Tuy nhiên điều này có thể khiến Moscow trả đũa phương Tây bằng cách cắt giảm nguồn cung cấp nhiên liệu từ Nga đến các khu vực khác. Hiện tại Nga đang là cung cấp dầu, khí đốt tự nhiên và than đá lớn nhất cho châu Âu.

Hôm Thứ Sáu, 14 Tháng Giêng, hai viên chức Mỹ xác nhận với NBC News rằng chính quyền Biden đang cân nhắc trang bị vũ khí cho quân nổi dậy Ukraine, lực lượng sẽ chiến đấu nếu Nga xâm lăng Ukraine.

Quân đội Ukraine huấn luyện cho dân quân chuẩn bị bảo vệ đất nước trước đe doạ xâm lăng của Nga. (Hình: Brendan Hoffman/Getty Images)

Trả lời với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Sáu, 14 Tháng Giêng, bà Jen Psaki, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, cho biết cơ quan tình báo Mỹ nhận thấy trong Tháng Mười Hai vừa qua, các thông tin sai lệch từ các kênh được Nga hậu thuẫn để gây bất ổn cho chính phủ Ukraine tăng vọt khác thường. 

Thông tin này được tiết lộ chỉ vài giờ sau khi đặc vụ mạng của Nga vô hiệu hóa website chính phủ Ukraine, thay trang chủ bằng một thông điệp tiếng Ukraine có đoạn: “Hãy sợ hãi và nghĩ đến điều tồi tệ nhất. Đó là cho quá khứ, hiện tại và tương lai của bạn.”

Ngoài ra, đang có hơn 200,000 quân Nga được bố trí dọc theo biên giới với Ukraine. Dựa theo hướng chuyển quân, cơ quan tình báo Mỹ dự báo cuộc xâm lăng bắt đầu trên nhiều tuyến đường khác nhau.

Lực lượng thiết giáp Ukraine diễn hành tại thủ đô Kiev, Tháng Tám, 2021. (Hình: Anatolii Stepanov/AFP via Getty Images)

Giới tình báo Mỹ cũng tin rằng Nga cho “bố trí một nhóm đặc nhiệm tiến hành đánh lạc hướng ở miền đông Ukraine,” bà Psaki tiết lộ. “Các đặc nhiệm được huấn luyện về chiến tranh đô thị, sử dụng chất nổ thực hiện các hành động phá hoại chính lực lượng của Nga.” Theo bà, đây là một phần trong kế hoạch “xây dựng bằng chứng ngụy tạo để lấy cớ cho việc xâm lăng.”

Hay nói cách khác, Nga có thể cho đội đặc nhiệm này tự tấn công lực lượng do Nga hậu thuẫn ở Ukraine, sau đó đổ lỗi Ukraine tấn công trước và tiến hành xâm lăng Ukraine. 

Trước phát ngôn của bà Psaki hôm Thứ Sáu, 14 Tháng Giêng, Mỹ và các nước châu Âu từng có nhiều cuộc thảo luận với chính phủ Nga.

Trong nhiều tháng, chính phủ Ukraine cảnh báo Mỹ và các đồng minh phương Tây rằng Nga đang triển khai quân đội dọc theo biên giới phía đông. Trước đó năm 2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimea khiến dư luận thế giới chấn động và dẫn theo một loạt các biện pháp trừng phạt Nga. Sự việc này cũng khiến Nga bị loại khỏi G-8, nhóm tám nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Quân Ukraine chuẩn bị tuyến phòng thủ tại vùng Zolote. (Hình: Brendan Hoffman/Getty Images)

Trong những tuần gần đây chính quyền Biden nhiều lần cảnh báo Mỹ sẵn sàng thực hiện các lệnh trừng phạt kinh tế lớn hơn nếu Moscow xâm lăng Ukraine. Đó có thể là những hình phạt nhắm đến các tổ chức tài chính quan trọng của Nga cũng như kiểm soát xuất cảng một số ngành hàng quan trọng.

Từ sau Chiến Tranh Lạnh, Ukraine trở thành đồng minh của Mỹ và mục tiêu nhắm đến của Nga trong thời gian dài. Bắt đầu từ năm 2002, Ukraine tìm cách gia nhập NATO. Theo điều khoản của NATO, hành vi tấn công một quốc gia thành viên tương đương với tấn công vào tất cả thành viên trong khối.

Trong cuộc họp báo tuần này, giới chức Nga cho biết “phải bảo đảm chắc chắn rằng Ukraine không bao giờ trở thành một thành viên của NATO.”

Trước đó, Tổng Thống Nga Vladimir Putin tuyên bố dù Nga triển khai quân dọc theo biên giới Ukraine, nhưng Nga sẽ không xâm lăng Ukraine. Nga cáo buộc NATO làm căng thẳng leo thang vì hành động xây dựng quân đội ở các nước tiếp giáp Nga. Việc NATO mở rộng về phía đông là mối đe dọa an ninh với Moscow.

Trong tháng trước, Tổng Thống Mỹ Joe Biden có hai cuộc điện đàm với ông Putin. Cuộc gọi đầu vào ngày 7 Tháng Mười Hai, ông Biden từ chối việc chấp nhận Nga triển khai lực lượng ở Ukraine. Còn trong cuộc gọi thứ hai hôm 30 Tháng Mười Hai, ông Biden nhắc lại các mối lo lắng và tiếp tục đe dọa chính quyền của ông và các đồng minh sẽ “đáp trả dứt khoát” nếu Nga xâm lăng Ukraine. 

Theo MPL/NV


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.