Group News: Tin copy

Mỹ tuyên bố sẽ không thực hiện các thử nghiệm tên lửa diệt vệ tinh phóng từ mặt đất, kêu gọi các quốc gia thực hiện động thái tương tự.

"Kể từ hôm nay, Mỹ cam kết không tiến hành các vụ thử tên lửa diệt vệ tinh phóng từ mặt đất (DA-ASAT) mang tính hủy diệt. Những hoạt động như vậy rất nguy hiểm và chúng tôi sẽ không thực hiện chúng. Mỹ là nước đầu tiên đưa ra cam kết như vậy, tôi kêu gọi mọi quốc gia có động thái tương tự", Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris nói trong chuyến thăm căn cứ vũ trụ Vandenberg ở bang California hôm qua.

Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden tìm cách thúc đẩy quy tắc quốc tế mới, nhằm bảo đảm chạy đua trong không gian mang tính bền vững và hạn chế nguy cơ xung đột trên vũ trụ.

Tên lửa ASM-135 tách khỏi máy bay F-15A (trái) và kích hoạt động cơ ngày 13/9/1985. Ảnh: USAF.
 Tên lửa ASM-135 tách khỏi máy bay F-15A (trái) và kích hoạt động cơ ngày 13/9/1985. Ảnh: USAF.

DA-ASAT là tên lửa diệt vệ tinh phóng từ mặt đất và có khả năng hủy diệt vệ tinh đối phương trên quỹ đạo, sử dụng nguyên lý dẫn bắn và đánh chặn tương tự lá chắn tên lửa đạn đạo. Đây là vũ khí công nghệ cao chỉ một số ít quốc gia sở hữu.

Các nước còn phát triển các vũ khí diệt vệ tinh khác gồm các hệ thống laser mặt đất hoặc không gian có khả năng vô hiệu hóa cảm biến của vệ tinh do thám. Một phương án nữa là phóng vệ tinh chờ trên quỹ đạo, sẵn sàng lao vào gây hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn vệ tinh đối phương.

Năm 1970, Liên Xô thử thành công vệ tinh mang chất nổ có thể diệt vệ tinh khác trên quỹ đạo.

Mỹ đáp trả vào năm 1983, khi tổng thống Ronald Reagan công bố Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược, hứa hẹn phát triển những tên lửa dẫn đường chuyên diệt "vệ tinh sát thủ" trong không gian, nhằm bảo đảm ưu thế quân sự cho Washington.

Phần lớn công nghệ được đề cập trong dự án này đều không khả thi. Tuy nhiên, ngày 13/9/1985, tiêm kích F-15A của không quân Mỹ phóng tên lửa ASM-135, phá hủy vệ tinh Solwind P78-1 đang bay cách mặt đất 500 km với tốc độ 28.000 km/h. Phát đạn trúng đích trở thành động thái lịch sử, đánh dấu lần đầu tiên tiêm kích diệt thành công vệ tinh trên quỹ đạo.

Trung Quốc từng thử vũ khí diệt vệ tinh năm 2007, khiến Mỹ bắn hạ một vệ tinh sau đó một năm để trả đũa. Năm 2019, Ấn Độ phóng tên lửa đánh trúng một vệ tinh trên quỹ đạo, hoạt động bị Mỹ và nhiều quốc gia chỉ trích vì tạo ra hàng trăm mảnh rác không gian.

Quân đội Nga hồi tháng 11/2021 cũng phóng tên lửa và phá hủy vệ tinh tình báo tín hiệu Kosmos 1408 ở trên quỹ đạo suốt hơn 40 năm.

Theo VnExpress


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.