Bộ Y tế tiếp thu ý kiến, sớm hoàn thiện dự thảo Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch Covid-19 trong tình hình mới, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu.

Tại cuộc họp chiều 25/10, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế trình Chính phủ dự thảo nêu trên đồng bộ với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Bộ Y tế, các giải pháp trong Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch Covid-19 (chiến lược) nhằm đạt bốn mục tiêu lớn: Giảm tỷ lệ người mắc Covid-19; tăng tỷ lệ bao phủ vaccine; giảm tỷ lệ tử vong; phục hồi phát triển kinh tế gắn với kiểm soát dịch bệnh. Chiến lược dự kiến thực hiện trong 2 năm, sau đó điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn.

Nhiều đại biểu góp ý chiến lược phải nêu được mục tiêu hàng đầu là bảo vệ sức khỏe người dân; thích ứng an toàn, linh hoạt; đưa đời sống sinh hoạt dần trở lại trạng thái bình thường mới. Phương châm là "thống nhất Trung ương, linh hoạt địa phương". Việt Nam phấn đấu kiểm soát đại dịch sớm nhất, tranh thủ cơ hội, lợi thế để thu hẹp khoảng cách với các nước đi trước.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam họp với các bộ ngành xây dựng dự thảo Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch Covid-19, chiều 25/10. Ảnh: Đình Nam

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam họp với các bộ ngành xây dựng dự thảo Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch Covid-19, chiều 25/10. Ảnh: Đình Nam

Chiến lược cũng cần nhấn mạnh tinh thần khoa học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ. Toàn bộ hệ thống y tế được tăng cường để sẵn sàng ứng phó với các biến chủng virus mới, cũng như đại dịch truyền nhiễm trong tương lai.

Đại biểu đề xuất tiêu chí đánh giá mức độ an toàn để trở lại trạng thái bình thường mới cần bổ sung mức độ đồng thuận xã hội với chính sách đưa ra. Việt Nam cần chủ động nguồn vaccine, sinh phẩm, thuốc điều trị; việc giãn cách sẽ được thực hiện theo hướng hạn chế di chuyển, sinh hoạt của người dân.

Cùng ngày, Bộ Y tế gửi công điện đến các địa phương, đề nghị xây dựng kế hoạch lập cơ sở điều trị người mắc Covid-19, trong đó đảm bảo số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại sơ sở khám chữa bệnh bao gồm cả y tế tư nhân. Việc này nhằm sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch bệnh ở cấp độ 4. Các bệnh viện phải vừa điều trị bệnh nhân Covid-19, vừa điều trị bệnh khác.

Quy định về thích ứng an toàn Covid-19 do Chính phủ ban hành ngày 11/10, phân loại bốn cấp độ nguy cơ gồm: Cấp 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), màu xanh; cấp 2 (nguy cơ trung bình), màu vàng; cấp 3 (nguy cơ cao), màu cam; cấp 4 (nguy cơ rất cao), màu đỏ.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các tiêu chí để đánh giá cấp độ nguy cơ dịch bệnh là số ca nhiễm mới/100.000 dân/tuần; tỷ lệ tiêm vaccine; năng lực thu dung, điều trị. Đến ngày 21/10, Bộ Y tế công bố đánh giá cấp độ dịch bệnh của 63 tỉnh, thành, trong đó 26 tỉnh xanh, 37 tỉnh vàng, không có tỉnh cam và đỏ.

Theo VnExpress


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.