Mặc dù thành phố HCM đã chọn phương án “sống chung với covid” để mở cửa trở lại được 3 tuần, nhưng dường như mọi sinh hoạt của người dân vẫn chưa thể trở về như thời gian trước khi đại dịch covid tấn công.
Ghi nhận của chúng tôi vào ngày 5 tháng 11 năm 2021 thì ở những con phố, quán xá, trường học… đều dường như vẫn chưa thể hoạt động bình thường trở lại.
“Tâm lý sợ sệt còn rất lớn trong dân, mặc dù đã được tiêm ngừa, nhưng ít người chọn phương án đi ăn ở quán” – chị Hạnh, chủ quán bún bò Huế ở đường Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh cho biết
Vẫn theo chị Hạnh thì: “Ngày trước một ngày tôi bán cũng 300 tô bún, nhưng bữa nay một ngày được 100 tô là mừng lắm rồi”. Mặc dù đã thích ứng với môi trường mới, biết tâm lý khách khi mua mang theo để đi làm rồi ăn luôn, mà không có tô để ăn nên quán đã chủ động tặng kèm tô nhựa cho khách dễ sử dụng.
Lướt qua các quán café thì tình hình còn thê thảm hơn. Nhiều hàng quán dường như vẫn còn đóng cửa, vì không có khách. Các quan café “cóc” thì chỉ bán mang về, khách mua cũng chỉ lác đác vài người.
quán cafe AIE trên đường Nguyễn Gia Trí nối dài, từ ngày thành phố cho mở cửa quán cafe được bán cho khách uống tại chổ ngày 28.10 tới nay cũng đã hơn 10 ngày rồi, thế nhưng dường như không có khách ghé quán, nhất là kiểu quán cafe có máy lạnh như hình. Trước dịch nơi đây được xem là thiên đường hẹn hò của giới trẻ, nhưng nay thì một thực khách tìm cũng không ra.
Một quán nhậu trên góc đường Nguyễn Gia Trí, phường 25 quận Bình Thạnh, vẫn cửa đóng then cài vì chính quyền vẫn chưa cho phép bán thức uống có nồng độ cồn như bia, rượu
Một trường tiểu học vẫn đóng cửa vì học sinh cấp 1 vẫn chưa được đến trường
Một quầy xe đẩy trái cây, được bày bán trên lế đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TPHCM
"Trước dịch tôi bán được nhiều, người dân họ mua nhiều lắm, vì bán dọc đường họ ghé vào mua rồi mang đi luôn, rất tiện lợi. Nhưng từ ngày thành phố mở cửa trở lại thì dường như khách mua ít hẵn, có lẽ họ sợ, vì bán ngoài đường mình tiếp xúc với nhiều người" - anh Hùng, làm nghề bán trái cây dạo trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh cho biết
Khi được hỏi "Anh bán vậy có sợ bị lây dịch không?" thì anh Hùng liền trả lời: "Sợ chứ, dịch chết người ai không sợ. Nhưng giờ nghỉ lâu quá rồi, 4 tháng rồi không buôn bán được gì hết, nên cũng phải ráng ra đường kiếm chút, chứ ở nhà nữa là chết đói".
Ngay cả một tiệm thuốc Tây cũng cửa đong then cài, mặc dù vẫn có bảng ghi dòng chữ "có bán thuốc", phía trên có gắn chiếc loa nhỏ. Khi được chung tôi hỏi thì chị chủ quầy giải thích: "em mua loại thuốc gì thì cứ nói, rồi trong này soạn đơn thuốc rồi thông báo qua loa, xong giao hàng qua ô cửa thôi", chứ không cho khách vào quán như trước dịch nữa.
Nhìn chung những gì chúng tôi ghi nhận được sau 1 tuần TPHCM mở cửa cho phép hàng quán kinh doanh dịch vụ ăn uống bán tại chỗ, số lượng hàng quán mở bán vẫn chưa nhiều. Người dân vẫn còn rất dè chừng khi tình hình dịch ở Thành phố vẫn còn phức tạp.
Trước đó, vào ngày 28.10, TPHCM chính thức có văn bản cho hàng quán được phục vụ ăn uống tại chỗ từ ngày 28.10, nhưng quy định phải đóng cửa trước 21h hằng ngày và được phục vụ tối đa 50% công suất. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không bán, để khách sử dụng đồ uống có cồn, trừ Quận 7 và TP.Thủ Đức.
(Hồng Hải - TTXVietNam)
Comments powered by CComment