Theo truyền thông Nhật Bản, vận động viên trượt tuyết Rina Yoshika của Nhật đã bị chấn thương cột sống trong quá trình luyện tập vào ngày 3/2, và đã được xác định là không thể thi đấu. Theo báo cáo, cô bị ngã trong khi đang tập luyện và không thể di chuyển sau tai nạn. Trong lúc cấp cứu, Rina Yoshika đã khóc rất to vì quá đau. Cô sẽ được điều trị khẩn cấp tại Bắc Kinh trước khi trở về Nhật Bản.

Một số nhà phân tích cho rằng chấn thương của Rina Yoshika rất có thể liên quan đến đường đua. Các địa điểm thi đấu trượt tuyết cho Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh chủ yếu ở Diên Khánh, Bắc Kinh và Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, cả hai đều là những nơi có lượng mưa và tuyết rơi quanh năm rất thấp, vì vậy, chính quyền ĐCSTQ đã chọn cách làm tuyết nhân tạo.

Ngày 3/2, Đài tiếng nói Hoa Kỳ dẫn báo cáo mới của Đại học Loughborough, Vương quốc Anh cho biết, Thế vận hội mùa đông năm nay tại Bắc Kinh sẽ sử dụng gần như 100% tuyết nhân tạo so với các kỳ Thế vận hội mùa đông trước. Để tạo ra lớp tuyết có thể phủ kín những con đường, chính quyền ĐCSTQ đã sử dụng hơn 100 khẩu súng bắn tuyết và hơn 300 vòi rồng.

Trả lời phỏng vấn tờ Daily Mail của Anh, cựu vận động viên trượt tuyết tự do người Anh Laura Donaldson nói rằng các tinh thể tuyết nhân tạo cứng và trơn hơn nhiều so với tuyết tự nhiên. Khi vận động viên đang trượt tuyết với tốc độ cao hoặc rơi từ trên cao xuống, nếu vận động viên bất cẩn một chút khi tiếp đất thì bất cứ lúc nào cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cũng bày tỏ sự lo lắng là một số vận động viên tham gia cuộc đua trượt tuyết năm nay. Ví dụ, nữ vận động viên trượt tuyết người Mỹ Jamie Anderson đã nói trong một cuộc phỏng vấn với NBC sau lần trượt băng thử nghiệm đầu tiên của cô ở Trương Gia Khẩu vào ngày thứ 2/2 rằng “đường trượt tuyết siêu khó” và “Tôi chắc chắn không muốn rơi xuống, lớp tuyết có cảm giác như băng chống đạn”. Vận động viên Johanna Talihärm của Estonia cũng cho biết: “Vì tuyết nhân tạo cứng hơn nên tốc độ sẽ nhanh hơn và nguy hiểm hơn”.

Do đó, việc Rina Yoshika bị ngã và bị chấn thương trong quá trình tập luyện có thể liên quan đến lớp tuyết nhân tạo cứng trên đường đua, ngoài ra còn có nguyên nhân từ những sai lầm của chính cô. Và Rina Yoshika có thể không phải là vận động viên trượt tuyết cuối cùng bị thương, ai có thể đảm bảo rằng các vận động viên khác sẽ không gặp tai nạn trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu trong suốt Thế vận hội? Chính quyền Trung Quốc dường như không thể làm gì để giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên, với bài học kinh nghiệm của các vận động viên Nhật Bản, nhiều vận động viên sẽ cẩn thận hơn và chú ý hơn đến các biện pháp phòng ngừa cho sự an toàn của bản thân, và điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự hưng phấn của cuộc thi.

Một trường hợp khác cũng đã gần như phải gác lại ước mơ thi đấu ở Olympic mùa đồng. Vào ngày 2/2, vận động viên trượt tuyết nữ người Bỉ Kim Meylemans đã đăng một đoạn video quay cảnh cô ấy kêu cứu. Hóa ra cô được xác nhận là dương tính với virus sau khi đến Bắc Kinh, vì vậy cô đã được chuyển từ chỗ ở dành cho các vận động viên ở quận Diên Khánh của Bắc Kinh đến một tòa nhà cách ly. Cô vô cùng sốc vì điều này, bởi trước khi lên đường tham gia Thế vận hội, cô đã được kiểm tra hơn chục lần, tất cả đều cho kết quả âm tính.

Cô nghĩ rằng mình có thể rời khỏi cơ sở cách ly sau ba ngày bị cách ly và hai lần xét nghiệm âm tính liên tiếp mỗi ngày. Tuy nhiên, cô không ngờ rằng sau khi có kết quả âm tính, cô vẫn bị chuyển đến một trung tâm cách ly khác, nơi cô phải cách ly thêm 7 ngày, trong khi vòng sơ loại của bộ môn cô tham gia sẽ bắt đầu vào ngày 11. Cô vô cùng lo lắng và bất lực.

Tuy nhiên cô Meylemans, vài giờ sau khi đoạn video khóc vì xúc động của cô được chia sẻ, Ủy ban Olympic Quốc tế đã can thiệp, cho phép cô rời khỏi trung tâm cách ly và tiếp tục chuẩn bị cho cuộc thi.

Nhưng không phải ai cũng được may mắn như Meylemans. Nhiều người đã không thể thi đấu vì Covid.

Để đảm bảo duy trì chính sách “0-Covid”, Bắc Kinh tổ chức toàn bộ Thế vận hội Mùa đông trong cái gọi là “hệ thống vòng kín”, tức là tất cả các nhân viên tham gia và liên quan, ban tổ chức và nhân viên phục vụ đều được đặt trong một “bong bóng” hoàn toàn cách biệt với phần còn lại của Bắc Kinh và người dân. Những người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 trong “bong bóng” sẽ được gửi đến các bệnh viện được chỉ định để điều trị, còn những người không có triệu chứng sẽ được đưa đến các cơ sở cách ly. Họ không thể trở lại “bong bóng” cho đến khi tất cả các triệu chứng đã biến mất và có kết quả xét nghiệm âm tính hai lần liên tiếp.

Theo thống kê, từ ngày 4 đến ngày 31/1, có tổng cộng 268 người tham gia Olympic Bắc Kinh có kết quả xét nghiệm dương tính, trong đó 66 người là vận động viên hoặc thành viên đoàn.

Kết quả xét nghiệm cho thấy số trường hợp dương tính cao nhất là từ ngày 28 đến 30/1, với hơn 30 trường hợp dương tính mỗi ngày và gần 100 trường hợp được xác nhận trong ba ngày.

Theo trang web chính thức của Ban tổ chức Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, từ 0h đến 23h59 ngày 4/2, đã có tổng cộng 287 nhân viên liên quan đến Olympic đã vào sân bay, và 26 người được xét nghiệm lại dương tính, bao gồm 20 vận động viên và thành viên đoàn, cùng 6 bên liên quan khác. Ngoài ra, cùng lúc, 19 người trong “bong bóng” được xét nghiệm lại dương tính, trong đó có 5 vận động viên và thành viên đoàn, cùng 14 người liên quan khác.

Các vận động viên được xác nhận bao gồm vận động viên Hồng Kông Audrey Alice King, người đã thách thức sự kiện trượt tuyết núi cao, và một số người khác đã quyết định từ bỏ cuộc thi. Ví dụ, vận động viên bơi lội Olympic người Nga Valeria Vasnetsova cho biết cô ấy đã có kết quả dương tính hai lần sau khi đến Bắc Kinh, cô ấy nói rằng “tham vọng Olympic” của cô ấy đã kết thúc và khẳng định cô sẽ không tham gia thi đấu.

Điều kỳ lạ là nhiều vận động viên nước ngoài và thành viên đoàn của họ đã xét nghiệm âm tính nhiều lần trước khi nhập cảnh, nhưng họ lại có kết quả dương tính sau khi đến Bắc Kinh, hoặc thậm chí xét nghiệm lại dương tính sau khi kiểm tra. Vì vậy, rất khó để đảm bảo rằng trong khoảng mười ngày tới sẽ không có dịch bệnh lan rộng trong “bong bóng”.

 Theo DKN