Các vị sư ngồi ở chính điện đọc kinh cầu nguyện, máy quay ghi lại hình ảnh và phát trực tiếp trên trang Facebook "Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội”, “Khuông Việt Online” và “Tổ đình Phúc Khánh”.
Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, bên trong khuôn viên chùa hạn chế người. Sớ của các gia đình đã được đăng ký bằng cả hình thức trực tiếp và trực tuyến được dâng lên chính điện.
Mặc dù đại lễ cầu an được tổ chức trực tuyến, nhưng ghi nhận tối 14/2, vẫn có khá đông người dân tới trước cổng chùa để vái vọng vào phía bên trong.
Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, bên trong khuôn viên chùa hạn chế người |
Các khách mời đều phải chấp hành các quy định phòng chống dịch Covid-19 |
Cảnh vắng vẻ bên trong sân chùa Phúc Khánh |
Hòa thượng Thích Thanh Quyết chủ trì đại lễ cầu an Tổ đình Phúc Khánh |
Tại nơi làm lễ, phật tử được dự lễ tuân thủ các quy định phòng chống dịch |
Bà Bùi Thị Nguyệt (70 tuổi, Khương Trung, Thanh Xuân) cho biết, do máy điện thoại của bà đã hỏng nên không thể xem lễ cầu an trực tiếp.
“Tôi biết là dù có ra nhưng cũng sẽ không được vào bên trong, nhưng tôi đứng từ xa vái vọng vào. Phật ở trong tâm rồi nên dù được vào hay không thì tôi cũng mãn nguyện”, bà Nguyệt chia sẻ.
Chị Nguyễn Kim Hoàn (Thanh Xuân) dù ra trực tiếp bên ngoài cổng chùa nhưng vẫn cầm điện thoại để theo dõi đại lễ cầu an.
"Hai năm nay đại lễ tổ chức trực tuyến, tôi vẫn đến cổng chùa để vừa vái vọng vừa nghe các thầy lễ trong chùa là tâm thấy an yên", chị Hoàn nói.
Bên ngoài cổng chùa, nhiều người dân tập trung vái vọng |
Người dân ngồi ngay trên xe máy vái vọng |
Người dân đứng tại ban công nhà mình hướng sang chùa để cầu an |
Người dân tập trung ở cổng sau của chùa để vái vọng |
Chùa Phúc Khánh hay còn gọi Tổ đình Phúc Khánh là một ngôi chùa cổ, được xây dựng từ thời Hậu Lê. Hơn chục năm gần đây, dịp đầu năm chùa Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an, thu hút hàng nghìn người đến hành lễ.
2022 là năm thứ hai chùa Phúc Khánh tổ chức đại lễ cầu an theo hình thức trực tuyến.
Theo VietNamNet
Comments powered by CComment