Sau khi tỉnh Lạng Sơn thông báo tạm ngưng tiếp nhận hàng thông quan qua Trung Quốc do “quá sức chứa” kể từ ngày 16 đến 25 Tháng Hai, ngay lập tức hàng loạt nông sản ở các tỉnh như thanh long, ớt, dưa hấu rớt giá thê thảm.
Gần 500 người bị bắt trong chiến dịch chống buôn người khắp California
Chồng chặt đầu vợ tuổi teen, chấn động cả nước
Công ty kế toán tuyên bố báo cáo tài chính của Trump ‘không đáng tin’
Theo báo Thanh Niên, các doanh nghiệp, thương lái ở Long An, Tiền Giang… dừng mua thanh long khiến nông dân “kêu cứu.”
Hai tỉnh Long An và Tiền Giang được xem là “thủ phủ” thanh long của miền Tây với tổng diện tích trồng hơn 20,000 hécta, trong đó chủ yếu ở huyện Châu Thành (Long An) và huyện Chợ Gạo (Tiền Giang).
“Khi có thông báo, hầu như các doanh nghiệp thương lái mua thanh long xuất cảng lập tức dừng việc thu mua. Ngay cả các doanh nghiệp có kho lạnh lớn cũng không dám mạo hiểm mua trữ chờ giá,” ông Nguyễn Tuấn Thanh, giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An, nói với báo Thanh Niên hôm 14 Tháng Hai.
Việc dừng thu mua của các thương lái, doanh nghiệp đã khiến cho giá thanh long ruột đỏ nghịch vụ (xông đèn) ở hai tỉnh Long An và Tiền Giang tại ruộng hiện nay “rớt thẳng đứng.” Cụ thể, loại 1 to đẹp chỉ còn 4,000 đồng đến 5,000 đồng (17 cent tới 21 cent)/kg, còn hàng dạt thì không ai mua. Một số chủ vườn cho biết với giá này thì người nông dân thua lỗ nặng.
Theo Hiệp Hội Thanh Long tỉnh Long An, kế hoạch tiêu thụ xuất đi Trung Quốc trong thời gian từ nay đến ngày 25 Tháng Hai là trên 1,000 tấn. Song, tình trạng này đẩy nông dân và cả thương lái, doanh nghiệp vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan.”
Chính quyền hai tỉnh Long An và Tiền Giang cho hay hiện nay, có đến hàng trăm container chở nông sản (chủ yếu là trái thanh long) của địa phương đang chờ thông quan để vào thị trường Trung Quốc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Ngoài thanh long, giá ớt sau một thời gian dài đứng ở mức thấp cũng tiếp tục giảm còn 7,000 đồng đến 11,000 đồng (30 cent tới 48 cent)/kg. Với mức giá này nông dân lỗ nặng, nhiều nơi nông dân không thu hoạch và không có kế hoạch tái đầu tư vì đầu ra bấp bênh.
Tương tự, giá dưa hấu khu vực miền Trung, Tây Nguyên cũng rớt giá chỉ còn 3,000 đồng (13 cent)/kg, bằng với thời điểm cửa khẩu phía Bắc bị ách tắc trước Tết Nguyên Đán vừa qua.
Liên quan đến hàng hóa của Việt Nam xuất sang Trung Quốc, báo Zing cho biết Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Đồng Đăng ở tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội đàm trực tuyến với ông Vũ Hiểu Huy, thị trưởng Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc, hôm 14 Tháng Hai.
Tại hội đàm, ông Vũ Hiểu Huy đề nghị phía Việt Nam thực hiện tuyên truyền cho các doanh nghiệp, thương nhân về việc yêu cầu hàng khô, bên ngoài bao bì phải được bọc màng nylon.
Phía Trung Quốc giải thích việc này “sẽ tránh để virus COVID-19 xâm nhập vào hàng hóa, đồng thời là yêu cầu của cấp trên nên cần triển khai thực hiện trong thời gian tới, do hàng hóa xuất cảng của Việt Nam chủ yếu là hàng thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm.”
Liên quan đến nội dung này, phía Việt Nam “nhất trí sẽ thực hiện tuyên truyền theo yêu cầu của phía Trung Quốc.” Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam xuất cảng hàng hóa sang Trung Quốc phải tốn thêm không ít chi phí.
Theo NV
Comments powered by CComment