Rất nhiều quán ăn ở Q.1, Q.3 (TP.HCM) đã dán đè biển giá mới thay giá cũ khi giá xăng, giá gas tăng. Trung bình mỗi quán tăng từ 5.000-10.000 đồng so với giá cũ. Đây là điều không muốn nhưng các chủ quán chia sẻ rằng không lên giá thì sẽ lỗ.
Ảnh chụp màn hình: Thanh niên.
Quán Cà Phê Đá ngoài bán đồ uống còn là địa điểm dùng bữa trưa tấp nập của dân văn phòng quanh khu vực. Các phần cơm trưa, bò kho, hủ tiếu và mì nui xào bò đều là món ăn được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, từ khi giá gas tăng bất ngờ, ông chủ quán phải cân đối nhiều nguyên liệu khác để duy trì kinh doanh. Việc tăng giá mới cho bữa trưa là điều ông chủ quán Cà Phê Đá không hề mong muốn.
Sau đợt điều chỉnh vào đầu tháng 3/2022, giá gas đang được sử dụng phổ biến trong các hộ dân đã vượt mức 500.000 đồng/bình 12kg và dự báo sẽ tiếp tục tăng thêm 19.000 đồng/bình 12kg vào đầu tháng 4.2022, theo dữ liệu ghi nhận vào ngày 3.3.
Giá gas tăng quá mạnh khiến chi phí để duy trì các bếp ăn phải đội lên rất cao.
Anh Văn Chí Thái (33 tuổi) có 3 quán ăn ở Q.1 và Q.3 (TP.HCM). Các bếp ăn liên tục phải dùng gas để đun nấu, chế biến thực phẩm. Mặc dù chưa dán lại giá mới vì còn bán trên các app giao hàng, anh Thái cho biết sẽ cố gắng cầm cự thêm 1 tháng để chờ đợi đợt cập nhật giá xăng, gas mới.
Việc gồng mình giữ giá khiến mỗi tháng anh lỗ khoảng 8 triệu, số tiền bằng với một tháng lương của 1 nhân viên.
Giá xăng, giá gas đều tăng cao đã tạo thêm áp lực cho người tiêu dùng, đẩy giá thành các sản phẩm đến tay người tiêu dùng tăng lên. Dự báo trong thời gian tới, giá gas vẫn có xu hướng tăng thêm.
Theo ĐKN
Comments powered by CComment