TikTok phủ nhận một báo cáo nói rằng một nhóm làm việc tại Trung Quốc ở công ty mẹ ByteDance đã lên kế hoạch sử dụng ứng dụng này để theo dõi vị trí của công dân Hoa Kỳ.
Công ty truyền thông xã hội khổng lồ cho biết trên Twitter rằng nó chưa bao giờ được sử dụng để "nhắm mục tiêu" vào chính phủ Mỹ, các nhà hoạt động, nhân vật của công chúng hoặc nhà báo.
Công ty cũng cho biết họ không thu thập dữ liệu vị trí chính xác từ người dùng Hoa Kỳ.
Công ty phản hồi một báo cáo trên Forbes rằng dữ liệu sẽ được truy cập mà người dùng không biết hoặc không có sự đồng ý.
Forbes đưa tin rằng ByteDance đã bắt đầu một dự án giám sát để điều tra các hành vi sai trái của các cựu nhân viên và nhân viên hiện tại.
Forbes cho biết dự án, do một nhóm có trụ sở tại Bắc Kinh điều hành, đã lên kế hoạch thu thập dữ liệu vị trí từ một công dân Hoa Kỳ trong ít nhất hai lần.
Báo cáo cho biết không rõ liệu dữ liệu của công dân Mỹ đã bao giờ được thu thập hay chưa nhưng đã có kế hoạch lấy dữ liệu vị trí từ các thiết bị của người dùng Mỹ.
Trong một loạt tweet, nhóm truyền thông của TikTok cho rằng báo cáo này thiếu "cả tính chặt chẽ và tính chính trực báo chí".
Nhóm nói thêm rằng "Forbes đã chọn không đưa phần tuyên bố của chúng tôi mà bác bỏ tính khả thi của cáo buộc cốt lõi của họ: TikTok không thu thập thông tin vị trí GPS chính xác từ người dùng Hoa Kỳ, có nghĩa là TikTok không thể giám sát người dùng Mỹ theo cách bài báo đưaa ra."
Đáp lại yêu cầu bình luận của BBC, người phát ngôn của Forbes nói: "Chúng tôi tự tin vào nguồn tin của mình, và chúng tôi khẳng định báo cáo của chúng tôi"
Mối quan tâm về quyền riêng tư
Các nhà phát triển ứng dụng đã phải chịu sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng trên toàn thế giới, đặc biệt là về dữ liệu của các nhân viên quân sự và tình báo.
Năm 2020, một ủy ban an ninh quốc gia của Mỹ đã yêu cầu ByteDance bán công ty TikTok của Mỹ vì lo ngại dữ liệu của người dùng có thể được chuyển cho chính phủ Trung Quốc.
TikTok cho biết họ đã chuyển thông tin của người dùng Hoa Kỳ đến các máy chủ ở Oracle có trụ sở chính tại Austin vào tháng Sáu này, để giải quyết một số vấn đề về quy định.
Trong khi đó, TikTok đang phải đối mặt với khoản tiền phạt 27 triệu bảng (30 triệu đô la Mỹ) ở Anh, vì không bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em sử dụng nền tảng này.
Tháng trước, Văn phòng Ủy viên Thông tin của Vương quốc Anh phát hiện ra rằng nền tảng chia sẻ video này có thể đã xử lý dữ liệu của trẻ dưới 13 tuổi mà không có sự thỏa thuận phù hợp.
Cơ quan giám sát cho biết vụ vi phạm đã diễn ra trong hơn hai năm - cho đến tháng 7/2020 - nhưng họ vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng.
Tiktok đã tranh cãi về những phát hiện này và nói rằng chúng chỉ là "tạm thời".
TikTok là ứng dụng mạng xã hội phát triển nhanh nhất thế giới và đã được tải xuống hơn 3,9 tỷ lần.
Nó đã kiếm được hơn 6,2 tỷ đô la Mỹ tổng doanh thu từ việc người dùng tiêu tiền trong ứng dụng kể từ khi ra mắt vào năm 2017, theo công ty phân tích Sensor Tower.
Theo BBC
Comments powered by CComment