hà ở cho người thu nhập thấp “kêu gào” trong đại dịch; Bộ Xây dựng kiến nghị thêm gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội; Thời điểm này những ai “lướt sóng” chỉ có chết chìm; TP.HCM sẽ dời hàng chục ngàn căn nhà trên và ven kênh rạch... là những thông tin nóng trong tuần qua.
Nóng trong tuần: Giải bài toán nhà ở cho người có thu nhập thấp
 

 

Hình minh họa

Nhà ở cho người thu nhập thấp “kêu gào” trong đại dịch

Ngay khi TP.HCM bắt đầu nới lỏng giãn cách, nhiều người trong dãy trọ của anh Bình (ngụ TP. Thủ Đức) đã tranh thủ trả phòng để về quê. Vợ chồng anh Bình đắn đo suy nghĩ mãi nhưng vẫn chưa thể đưa ra quyết định.

Tuy nhiên, điều khiến cho anh Bình trăn trở nhất là chỗ ở. Cũng như nhiều công nhân khác, gia đình anh đang sống trong căn phòng trọ diện tích 15m2, có thêm gác nhỏ. Lúc trước thì không vấn đề gì nhưng nhiều tháng liền ở nhà phòng dịch cảm thấy quá ngột ngạt. Đứa con nhỏ lúc trước cả ngày đi học ở trường quen chạy nhảy nay bị “bó chân” trong căn phòng chật hẹp càng khó chịu.

Nhiều chính sách mới hỗ trợ thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản đang dần phục hồi sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bên cạnh nhiều giải pháp, kích thích nền kinh tế, ưu đãi lãi suất của Chính phủ, nhiều “đòn bẩy” chính sách có hiệu lực sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Cuối năm nay sẽ có hai văn bản pháp lý có thể được ban hành là nghị định quy định chi tiết Luật Kinh doanh hoạt động bất động sản và nghị định về hệ thống thông tin thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, một số điều khoản quy định của của Luật Đất đai và Luật kinh doanh bất động sản cũng sẽ được Bộ Xây dựng sửa đổi trong cuối năm tới. Đây sẽ là tín hiệu tốt cho cả người bán lẫn người mua khi hàng loạt nút thắt được gỡ bỏ, hàng trăm dự án ách tắc được cởi trói.

Bộ Xây dựng kiến nghị thêm gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng vừa thông tin tới báo chí về tình hình đầu tư nhà ở cho công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp – khu chế xuất. Trong đó, căn cứ Nghị quyết số 75/NQ-CP ngày 14/7/2021 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2021 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương trong đó giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023.

Bộ Xây dựng kiến nghị bổ sung gói tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng nêu trên nhằm góp phần đảm bảo “mục tiêu kép”: bảo đảm an sinh xã hội – nhà ở cho các đối tượng yếu thế (người thu nhập thấp, công nhân); thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế bền vững, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với hỗ trợ phát triển thị trường nhà ở và bất động sản.

Thời điểm này những ai “lướt sóng” chỉ có chết chìm

Với những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn và dòng tiền ổn định thì thời điểm này là cơ hội tích lũy thêm những bất động sản ưng ý. Ngược lại, những ai sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn mong muốn đầu tư ngắn hạn, lướt sóng kiếm lời phải cẩn trọng.

Hiện nay nhiều nhà đầu tư có tâm lý háo hức sẵn sàng bỏ tiền để ôm đất vì cho rằng dịch bệnh sẽ khiến giá bán rẻ hơn, thậm chí sẽ mua được món hời từ những người phải cắt lỗ. Một số người còn dự tính vay thêm ngân hàng để có thêm nguồn lực ôm gom đất chờ lúc thị trường lên để bán lại. Những ai có tâm lý mua ngắn hạn và lướt sóng bất động sản trong giai đoạn này là không nên. Nguyên nhân là bởi, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp chưa biết phía trước sẽ như thế nào. Thị trường sắp tới cũng chưa thể sôi động do tâm lý thăm dò, e ngại của người mua.

Gần 16.000 tỉ đồng đầu tư cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

Tuyến cao tốc này sẽ có chiều dài 50km quy mô 8 làn xe. Giai đoạn 1 của dự án có tổng vốn đầu tư 15.900 tỉ đồng. Trong đó, 5.400 tỉ đồng là chi phí xây dựng; hơn 7.400 tỉ đồng dùng để bồi thường, giải phóng mặt bằng hỗ trợ tái định cư; 1.800 tỉ đồng chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư, lãi vay.

Dự án dự kiến được đầu tư xây dựng trong giai đoạn từ năm 2021 – 2025. Như vậy, so với kế hoạch ban đầu, tổng vốn đầu tư của dự án cao tốc này đã tăng thêm khoảng 5.200 tỉ đồng. Nguyên nhân tăng vốn chủ yếu là do phát sinh chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Bị đề xuất cấm hoạt động, môi giới bất động sản độc lập “kêu oan”

Bộ Xây dựng đề xuất cấm cá nhân môi giới bất động sản hoạt động độc lập nhằm quản lý, nâng cao chất lượng và trách nhiệm của hoạt động môi giới. Tuy nhiên, ý kiến này đang gây nên một làn sóng tranh cãi trong cộng đồng môi giới nhà đất. Nhiều môi giới động lập cho rằng đề xuất này là "bất công" với họ.

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay các quy định về hoạt động môi giới còn có lỗ hổng, chế tài xử phạt chưa cao nên dẫn đến tình trạng môi giới bất động sản yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh dẫn đến tình trạng làm ăn “chụp giật”, không chịu trách nhiệm, gây thiệt hại cho khách hàng khi tư vấn không đúng, tư vấn cho xong để kiếm tiền, thậm chí còn lũng đoạn thị trường, góp phần gây ra những cơn "sốt ảo" để kiếm lợi.

TP.HCM sẽ dời hàng chục ngàn căn nhà trên và ven kênh rạch

các dự án vốn ngân sách sẽ được chia thành ba nhóm. Nhóm 1 sẽ di dời 3.220 căn, tổng mức đầu tư dự kiến 12.530 tỉ đồng để giải quyết nhu cầu thoát nước, cải thiện môi trường có kết hợp di dời nhà trên và ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị, gồm ba dự án.

Thứ nhất là dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) qua địa bàn hai quận Bình Thạnh, Gò Vấp với tổng mức đầu tư dự kiến 9.350 tỉ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) là 4.860 tỉ dồng, di dời 2.196 căn nhà.

TP. HCM mở cửa nhưng nhiều công ty bất động sản vẫn “cửa đóng then cài”

Nhiều công ty bất động sản, chủ yếu là các doanh nghiệp môi giới vừa và nhỏ vẫn chưa hoạt động sau khi TP.HCM mở cửa trở lại. Ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid – 19 đã bào mòn “sức khoẻ” của nhiều doanh nghiệp.

Trước khi dịch Covid – 19 xuất hiện, những tuyến đường như Nguyễn Duy Trinh, Lã Xuân Oai, Nguyễn Xiển…tại TP. Thủ Đức từng được ví như phố địa ốc bởi hàng loạt công ty môi giới bất động sản hoạt động sôi nổi.

Theo Cafeland


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.