Group News: Tin sản xuất

Đã lâu vì đại dịch covid nên ca sỹ Quang Thành cứ lần lữa mãi không về Việt Nam được để tiếp nối chương trình "Vòng tay nhân ái". Đây là một trong những nhịp cầu kết nối vững chắc của anh trong các hoạt động văn hóa - biểu diễn trong và ngoài nước. Từ đâu, vì sao mà một người bất ngờ xuất hiện trong làng văn nghệ của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ lại luôn hướng về quê hương như thế. TTXVN đã có cuộc trò chuyện cùng anh tại Hoa Kỳ. 

Xôn xao thông tin bộ 3 công viên giải trí đình đám thế giới sắp đổ bộ vào Việt Nam

Hay tin nữ CEO Đại Nam bị bắt, các nghệ sĩ phản ứng ra sao?

Xôn xao hình ảnh ca sĩ Hiền Hồ ôm thắm thiết đại gia U60

Ca sĩ - doanh nhân Quang Thành: Tôi đến Mỹ năm 2002, bỏ lại tất cả để  khởi đầu lại từ con số 0 sau một quãng thời gian làm việc với vị trí cao cho một tập đoàn quốc tế tại Việt Nam và kinh doanh đất. Tôi đã tích lũy và học được những điều hay từ họ. Từ đó, tôi ấp ủ dự định, phải đi xa hơn nữa, ra khỏi đất nước để tìm hiểu, học hỏi, làm việc và thành công hơn ở xứ người…

"Tết vừa qua gia đình tôi đã được đoàn tụ đầy đủ, vì thế, mẹ tôi là người hạnh phúc nhất” - ca sĩ Quang Thành.

Tôi và gia đình đã trải qua thời kỳ bao cấp đầy khó khăn. Vì vậy, tôi lớn lên, khởi nghiệp tích lũy, rồi lại ra đi cũng là để tạo dựng một cơ nghiệp mới bền vững và an toàn hơn cho đại gia đình nhiều thế hệ của tôi. Nhưng nếu lao động, kinh doanh chỉ để kiếm tiền thì chưa chính xác; tiền là phương tiện tối ưu nhưng không phải là tất cả, tôi còn những mục tiêu khác nữa trong đời, không chỉ riêng cho mình mà cao hơn là được trau dồi, tích lũy và cống hiến . 

Phóng viên: - Và đó là gì thưa anh?

Ca sĩ - doanh nhân Quang Thành:

Với tôi, văn hóa là cội nguồn của dân tộc, là cái chúng ta không bao giờ tách rời, là “tấm hộ chiếu” khi bạn xa đất nước. Nó là cái “nền” mà cũng là cái “nóc” để mỗi người dù là ai, ở đâu, đều chung một nhà. Tôi muốn góp phần kiến tạo, giữ gìn và phát triển “căn nhà” ấy.

Tôi nói bạn nghe điều này: Hồi đợt dịch bùng phát dữ dội tại Hoa Kỳ suốt năm 2020, từ trong nước, bà con lo lắng gửi qua đây quá trời hàng hóa như khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, thực phẩm khô… Sau đó, khi dịch bắt đầu tấn công TP HCM, khoảng từ tháng 7-2021, thì ngược lại, bà con bên đây lại tìm mọi cách gửi tiền, sữa, thuốc… về bên nhà cứu trợ, tìm mọi cách để có thể chung sức với nhau, chia sẻ giúp đỡ mọi người vượt qua cơn khốn khó. Không còn rào chắn nào cả. Trong - ngoài đều tự nguyện. Là một. Tôi thật sự xúc động vì điều đó. Máu chảy ruột mềm, quá khứ hãy để nó ngủ yên, để tình người lên ngôi. Quá khứ cũng là bài học quý giá để nhắc nhớ cách hành xử của chúng ta trong hiện tại một cách nhân bản, mạnh dạn bước lên vì một tương lai tốt đẹp hơn cho Việt Nam.  

* Anh đã tự đặt những viên gạch đầu tiên để tạo “cốt nền” ấy như thế nào?

- Ngày trước, tôi học ngoại ngữ chuyên ngành marketing, khi tôi làm việc cho tập đoàn người nước ngoài tại Việt Nam, trong những buổi giao lưu, tôi thỉnh thoảng giới thiệu cho bạn bằng hát những ca khúc Việt Nam. Họ rất thích tìm hiểu văn hóa bản địa và dành cho tôi nhiều thiện cảm. Điều này đồng nghĩa với việc tôi được tín nhiệm và thuận lợi thăng tiến hơn trong công việc.  

Có lẽ di truyền từ tình yêu dành cho nghệ thuật của cha mẹ nên tôi học và thi đậu hệ chính quy khoa thanh nhạc tại Nhạc viện Thành phố, đồng thời học ngoại khóa ở trường Nghệ thuật sân khấu để hiểu về cải lương, kịch nói… Xuất thân từ kinh doanh, tôi chưa bao giờ có ý định trở thành một nghệ sĩ biểu diễn. Tôi nhận thức kinh tế và văn hóa tuy hai lĩnh vực quan trọng khác nhau, nhưng lại tương hỗ cho nhau để đủ nội lực cho con đường hội nhập. Khi đã hòa nhập thật sự, chính nhờ văn hóa chúng ta sẽ không bị hòa tan. Tôi hướng đến con đường hoạt động văn hóa, kết nối những nghệ sĩ Việt Nam trong và ngoài nước, cũng là kết nối khán giả - đồng bào mình về một “ngôi nhà chung” văn hóa sáng tạo - thưởng ngoạn trong thời kinh tế thị trường .

Đây chính là “vốn liếng” để khi sang đất Mỹ, tôi đã khởi nghiệp bằng con đường văn hóa.

Dù ở xa đất mẹ nhưng ca sĩ - doanh nhân Quang Thành luôn chú trọng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt trong lĩnh vực nghệ thuật lẫn hoạt động xã hội.

* Anh có thể nói về một số “tài sản” mà anh đã tạo dựng trong 20 năm qua?

- Bạn khiến tôi xúc động khi nhắc cột mốc 20 năm tôi rời quê hương. Đó cũng là khởi đầu tôi gầy dựng chương trình Tự tình quê hương, biểu diễn trong và ngoài nước đến 2008 cùng “át chủ bài” là những tên tuổi tài danh thượng thặng như NS Bạch Tuyết, Thanh Sang, Ngọc Giàu, Lệ Thuỷ, Minh Vương, Phượng Liên… Sang giai đoạn 2008-2012, tôi cùng với chú Tô Văn Lai ( ông chủ của trung tâm Thúy Nga) tiếp đó là Trung Tâm Kim Lợi USA thực hiện chuỗi Tình khúc vượt thời gian, Quê Hương - Âm  nhạc và nụ cười tập hợp hầu hết các danh ca, nghệ sĩ hàng đầu tại hải ngoại. Từ năm 2012 cho đến nay, tôi vẫn liên tục điều hành và biên tập chuỗi hành trình Vòng tay nhân ái, phối hợp tổ chức biểu diễn và hoạt động thiện nguyện tại quê nhà cùng danh ca Khánh Ly và bạn hữu như CS Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Lê Uyên (Phương), Paolo, Anh Khoa, Kim Anh… với sự hỗ trợ tích cực từ phòng trà Tiếng xưa, Đông Đô show, các bệnh viện, tổ chức thiện nguyện, doanh nhân… 

Các chương trình theo từng chủ đề, kết nối những danh ca hải ngoại với thế hệ ca sĩ được yêu thích trong nước như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Tùng Dương, Quang Dũng, Lệ Quyên, Kyo York… Muốn thu hút công chúng, chương trình phải có ngôi sao - tài danh thực thụ. Thiết kế, biên tập chương trình cho thật tốt, chất lượng, sạch sẽ, sẽ đẩy giá trị chương trình lên, thương hiệu tổ chức cũng hình thành từ đó. Khi bạn cung cấp một sản phẩm tốt, bảo đảm chất lượng cao, hiếm lạ, uy tín thì công chúng - khán giả  sẽ tin cậy và ở lại với bạn.

Ca sỹ Quang Thành trong chương trình Hồn Chinh Phu tai Vietnam (Quang Thành cùng tài danh sân khấu Bạch Tuyet, Ngọc Giàu , Phượng Liên)

* Đại dịch Covid-19 đã và đang thay đổi hoàn toàn không gian sinh hoạt văn hóa công cộng, trong đó có không gian biểu diễn - thưởng ngoạn văn nghệ. Nhiều ứng dụng công nghệ số ra đời đã đáp ứng yêu cầu giãn cách; và cũng là nhu cầu thích ứng linh hoạt. Anh nghĩ sao về cách thức biểu diễn qua livestream, youtube…

- Đó là xu hướng tất yếu. Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta dùng tài năng , kiến thức , sáng tạo thông qua công nghệ để phục vụ văn nghệ chứ không lấy văn nghệ, lạm dụng , nhào nắn thành “chiêu trò” để tăng like, lượt share … Một ví dụ: tại sao những vở tuồng kinh điển, có giá trị nghệ thuật cao của nghệ sĩ Thanh Nga, những tuyệt phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, những giọng ca vàng vang bóng… chỉ cần đẩy lên là đạt lượng truy cập rất tốt. Và nó cứ “bền vững” theo năm tháng. Còn những trò giật tít  gây tò mò, vô thưởng vô phạt đều đưa lên, mua lượt like thì tự chúng đẩy trôi, đào thải lẫn nhau.
* Sắp tới dự định của anh sẽ như thế nào? 

Tháng 8 tới này tôi có dự định về Việt Nam sau hai năm đại dịch chưa về được, tôi còn nợ lại các bạn đồng nghiệp và những em bé nghèo nơi vùng sâu vùng xa ở quê nhà trong một hành trình thiện nguyện " Vòng tay nhân ái" mà bao năm qua tôi vẫn thực hiện cùng ca sỹ Khánh Ly và bạn bè.

* Xin cảm ơn anh và mong sắp tới sẽ được gặp anh tại quê hương.

T.H


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.