Group News: Tin copy

Tính đến năm 2023, dân số Việt Nam đạt hơn 100 triệu người với tỷ lệ chênh lệch giới tính nam và nữ khi sinh vẫn ở mức cao.

Vì sao bà Trương Mỹ Lan bị cho là 'rút của SCB' hơn 1 triệu tỷ VND mà bị xử lý 304.096 tỷ?

Báo VNExpress hôm 3 Tháng Giêng dẫn phúc trình “Tình hình dân số, lao động và việc làm quý 4 và cả năm 2023” của Tổng Cục Thống Kê cho thấy dân số Việt Nam đã đạt 100.3 triệu người.

Năm 2023, tình trạng chênh lệch giới tính “nam nhiều hơn nữ” ở Việt Nam vẫn ở mức cao. (Hình: Nguyễn Quang Hiếu/Tuổi Trẻ)

Đáng chú ý, việc lựa chọn giới tính trước khi sinh “chuộng trai hơn gái” ở nhiều tỉnh, thành tại Việt Nam đã khiến tình trạng mất quân bình về giới tính khi sinh vẫn ở mức cao, 112 bé trai trên 100 bé gái, trong khi tỷ số tự nhiên khoảng 105/100, gây hệ lụy tới cấu trúc gia đình và các vấn đề xã hội trong tương lai.

Hồi năm 2020, Tổng Cục Thống Kê từng dự báo Việt Nam sẽ thừa 1.5 triệu nam giới từ 15 đến 49 tuổi vào năm 2034 và tăng lên 1.8 triệu vào năm 2059 nếu mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn cao. Việc thiếu phụ nữ sẽ tạo áp lực kết hôn sớm với trẻ em gái, dễ dẫn tới bỏ học để lập gia đình và gia tăng buôn bán phụ nữ.

Mức sinh trung bình của phụ nữ Việt năm qua cũng có xu hướng giảm nhẹ, còn 1.96 con trên một phụ nữ. Tổng Cục Thống Kê dự báo thời gian tới còn giảm tiếp khiến mức sinh trung bình của Việt Nam thấp hơn khu vực Đông Nam Á, khoảng hai con trên một phụ nữ, thấp hơn mức sinh thay thế là 2.1 con. Mức sinh giảm khiến tốc độ tăng dân số thời gian tới chững lại và giảm dần.

Bên cạnh đó, cùng mức sinh giảm, già hóa dân số “nhanh chưa từng thấy” khiến cơ cấu dân số Việt Nam chuyển dịch dần theo hướng tăng tỷ lệ người cao tuổi và giảm dần người trẻ.

Cụ thể, tỷ lệ thanh niên giảm từ 23% vào năm 2020 xuống còn 20.9% cuối năm 2022, lao động thanh niên giảm mỗi năm 170,000. Đây là thách thức lớn của Việt Nam trong việc nâng cao phẩm chất nhân lực khi hội nhập kinh tế thế giới.

Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của người Việt năm 2023 là 73.7, trong đó nam giới 71.1 và nữ 76.5. Tuổi này cũng đang thấp hơn so với ba nước trong khu vực là Singapore 83, Brunei 78 và Thái Lan 76.

Người già Việt Nam đối mặt với nhiều bệnh tật, khoảng 10 năm, thời gian sống khỏe mạnh chỉ khoảng 64 năm, phẩm chất sống vì thế bị ảnh hưởng nhiều.

Già hóa dân số “nhanh chưa từng thấy” là thách thức lớn của Việt Nam trong việc nâng cao phẩm chất nhân lực khi hội nhập kinh tế thế giới. (Hình: Ngọc Thành/VNExpress)

Ngoài các tình trạng trên, giới chức ngành dân số đang lo ngại những xu hướng mới ở Việt Nam như kết hôn muộn, thậm chí không kết hôn, làm mẹ đơn thân; tình trạng người giàu, có điều kiện chăm sóc trẻ thì ngại đẻ và ngược lại…

Giới trẻ Việt Nam cho rằng do cuộc sống mưu sinh quá khắc nghiệt như: kiếm tiền khó, vật giá leo thang, đặc biệt là đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng… làm cho các cặp vợ chồng không dám sinh con, vì sinh ra không đủ kinh tế để cho ăn học đầy đủ và không đủ thời gian để theo dõi và quan sát con cái… 

Theo Tr.N/NV


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.