Group News: Tin copy

Sandy Close/Ethic Media Services và Regina Brown Wilson/California Black Media

Dân Chủ ‘mong’ Trump tuyên bố tái tranh cử 2024… càng sớm càng tốt!

Quốc Hội California hiện đang xét một dự luật, có tên SB 911, do Thượng Nghị Sĩ Steve Glazer (Dân Chủ-Contra Costa) đề ra, theo đó sẽ dành $25 triệu từ quỹ thặng dư của tiểu bang cho giới truyền thông địa phương và của các sắc dân thiểu số. Nhưng hành động này cũng đồng nghĩa với việc giết chết ngành truyền thông trong các cộng đồng người thiểu số.

(Hình minh họa: Creative Commons)

Đó là lý do, tuy cũng đang gặp phải các khó khăn về tài chánh gây trở ngại cho cả lãnh vực truyền thông, hai tổ chức của chúng tôi, vốn từng cộng tác với nhau trong nhiều thập niên qua để hỗ trợ và tranh đấu cho lãnh vực truyền thông của cộng đồng người thiểu số, phản đối Dự Luật SB 911.

Giới truyền thông thiểu số vẫn thường hãnh diện vì nguồn gốc từ trong cộng đồng của họ, và phục vụ cho cộng đồng trong vai trò tiếng nói tranh đấu độc lập.

“Chúng tôi muốn tự lên tiếng cho quyền lợi của mình, từ lâu nay chúng tôi vẫn để cho người khác làm thay cho mình,” đã là lời khẳng định về đường hướng hoạt động của tờ báo Freedom Journal (tờ báo đầu tiên do người da đen làm chủ ở Mỹ – LTS) kể từ năm 1827 tới nay. Tuyên ngôn này vẫn tiếp tục giúp khẳng định vai trò của truyền thông thiểu số ngày hôm nay, bất kể là được ấn hành qua ngôn ngữ nào hoặc phục vụ cho cộng đồng nào.

Trong số những lo ngại hàng đầu của chúng tôi, có được từ nhiều cuộc thảo luận với giới làm việc trong lãnh vực truyền thông thiểu số, là dự luật này khuyến khích tạo dựng một mô hình chung để giải quyết mọi vấn đề của giới truyền thông địa phương và thiểu số.

Tuy nhiên, từ nhiều thập niên nay, phần lớn các cơ quan truyền thông thiểu số đều hoạt động theo mô hình doanh nghiệp có lợi nhuận và mô hình đó cho phép họ có thể lên tiếng bênh vực cho quyền lợi của cộng đồng. Chúng ta có thể nhận thấy điều đó qua các cái tên của những tờ báo này: Sentinel, Informer, Voice, Guardian, Crusader, và đó cũng chính là lý do tại sao các cơ quan truyền thông dòng chính hay coi thường các bản tin của họ vì không hiểu vai trò đặc thù của những tờ báo này.

Khi chấp nhận mô hình phi lợi nhuận, các cơ quan truyền thông thiểu số sẽ bị cấm không được bày tỏ sự ủng hộ cho các chính trị gia hay vận động cho các dự luật được đề nghị. Điều này sẽ làm mất đi tiếng nói tranh đấu của họ.

Bên cạnh đó, phần lớn giới truyền thông thiểu số cũng không sẵn sàng để chuyển đổi nguồn thu nhập tài chánh của họ từ quảng cáo sang các khoản tài trợ do các tổ chức hay chính quyền cung cấp, nhất là khi việc quyết định cấp tiền này do một hội đồng gồm các chính trị gia được bổ nhiệm, theo như đề nghị của Dự Luật SB 911.

Truyền thông thiểu số tạo ra sức mạnh tổng hợp với các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, cùng với các tổ chức cộng đồng, vốn là điều cần thiết để đời sống kinh tế ở các cộng đồng có thể phát triển.

Các cơ quan truyền thông thiểu số giúp nhiều khách hàng biết tới dịch vụ của các doanh nghiệp địa phương, trong khi các doanh nghiệp địa phương cung cấp nguồn tiền quảng cáo giúp hỗ trợ truyền thông thiểu số.

Nếu các cơ quan truyền thông thiểu số trở nên lệ thuộc vào tiền trợ giúp của các cơ quan chính phủ hoặc tổ chức, điều đó sẽ khiến làm mất đi sức mạnh của giới truyền thông và các cộng đồng.

Việc Dự Luật SB 911 đề nghị phân phối tài trợ qua một hội đồng gồm các chính trị gia được bổ nhiệm sẽ mất thời giờ và tiền bạc để thành lập và cũng sẽ quyết định tiêu chuẩn để chính quyền trợ giúp truyền thông địa phương trong nhiều năm sau đó. Giới truyền thông thiểu số có thể có hai đại diện trong hội đồng, nhưng đa số thành viên sẽ không có hiểu biết trực tiếp về vai trò đặc thù hay cách hoạt động của truyền thông thiểu số.

Việc để cho những người không có hiểu biết về cộng đồng thiểu số quyết định là hình thức truyền thông nào mà cộng đồng này cần, là điều không nên có.

Chúng tôi cũng lo ngại về việc dự luật sẽ cho phép các cơ quan truyền thông mới mở, rất nhiều trong số này ở trong lãnh vực phi lợi nhuận, chỉ mới hoạt động được một năm, cũng sẽ được xin trợ giúp. Điều này sẽ khiến họ cạnh tranh trực tiếp với các cơ quan truyền thông đã hoạt động từ nhiều thập niên nay và phục vụ cộng đồng của họ, trong khi vẫn nỗ lực tự sống còn.

Dự Luật SB 911 mang tên này là để cho thấy hoàn cảnh khó khăn mà nhiều cơ quan truyền thông thiểu số đang gặp phải, nhất là tiếp theo biện pháp đóng cửa trong thời đại dịch COVID-19, lạm phát trầm trọng và có thể có suy thoái kinh tế, chưa kể tới việc phải thích ứng với thế giới kỹ thuật số.

Nhưng chúng tôi sẽ không chấp nhận dự luật này, với nội dung đang có hiện nay, vốn được viết ra để ủy ban chia sẻ những gì còn lại cho các cơ quan truyền thông thiểu số, sau khi chi phí điều hành của chính ủy ban này đã được cung ứng đầy đủ.

Chúng tôi kêu gọi Quốc Hội tiểu bang hãy xem xét tới các phương thức hữu hiệu khác để hỗ trợ giới truyền thông thiểu số, như quý vị đã làm trong cuộc Kiểm Tra Dân Số 2020, qua việc gia tăng tiền quảng cáo cho truyền thông thiểu số từ $15 triệu lên đến hơn $85 triệu, vì hiểu rằng chỉ có truyền thông thiểu số mới thực sự đến được với các cộng đồng đa dạng của tiểu bang.

Quý vị hãy chuyển số tiền $25 triệu kia sang chi tiêu cho quảng cáo hay cho các vấn đề mà những cộng đồng này hiện đang phải đối mặt. Hãy tạo ra các quy định để chuyển hợp lý hơn số tiền quảng cáo sang những vấn đề như hạn hán, nhà ở, cháy rừng, thay đổi khí hậu, hoặc y tế cho giới truyền thông chúng tôi, và điều đó sẽ đến được tới các nhóm người mà tiểu bang muốn nhắm đến, hơn là phí phạm thời giờ và tiền bạc vào một tiến trình sẽ rất tốn kém về mặt điều hành, với danh nghĩa trợ giúp truyền thông thiểu số.

Mô hình phi lợi nhuận phù hợp với một số nhỏ các cơ quan truyền thông thiểu số, như Radio Bilingue và India Currents; họ thu hút cộng đồng và là nguồn thông tin của cộng đồng, họ có nhiệm vụ rõ rệt và chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của họ.

Nhưng một mô hình không thể nào phù hợp với toàn thể các cơ quan truyền thông, nhất là đối với đại đa số các cơ quan truyền thông thiểu số.

Xin đừng đòi cơ quan truyền thông thiểu số phải chuyển đổi để giảm bớt sự liên hệ cộng sinh với cộng đồng. “Từ lâu nay đã có những người khác nói thay cho chúng tôi.” Đó là điều Dự Luật SB 911 sẽ làm và đó là lý do chúng tôi phản đối việc này. [đ.d.]


Bà Sandy Close, giám đốc tổ chức Ethnic Media Services, là sáng lập viên và cũng là cựu giám đốc New America Media and Pacific News Service. Bà làm việc trong lãnh vực truyền thông thiểu số từ hơn 25 năm qua. Bà Regina Brown Wilson là giám đốc điều hành California Black Media, tổ chức tranh đấu ủng hộ các cơ quan truyền thông của người thiểu số da đen lâu đời nhất.


 Theo NVO


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.