Group News: Tin copy

Trong bối cảnh Nga tấn công Ukraina, đe dọa an ninh châu Âu, lãnh đạo các nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) họp trực tuyến hôm nay 25/02/2022, để thể hiện sự đoàn kết trong Liên Minh nhưng quyết định không can thiệp trực tiếp nếu các thành viên không bị tấn công hoặc bị đe dọa.

Nga xâm lược Ukraina: Hậu quả nào cho châu Á?

Chiến tranh Ukraina : Quân đội Nga tiến gần vào thủ đô Kiev

 
Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel (T), tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (G) và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen họp báo về cuộc tấn công của Nga vào Ukraina, Bruxelles, Bỉ, ngày 24/02/2022.

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel (T), tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (G) và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen họp báo về cuộc tấn công của Nga vào Ukraina, Bruxelles, Bỉ, ngày 24/02/2022. © REUTERS/Yves Herman

 Trong cuộc họp, tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, lên án Nga và cho rằng hành động của Nga đã “chấm dứt hòa bình” trên lục địa châu Âu, là một “hành động có chủ ý, lạnh lùng và được lên kế hoạch từ trước”. Lãnh đạo NATO cáo buộc Matxcơva sử dụng vũ lực để viết lại lịch sử. 

Tuy nhiên, theo tạp chí Times, liên minh quân sự được cho là mạnh nhất hành tinh không có ý định can thiệp quân sự vào Ukraina trừ khi Nga tấn công một trong những nước thành viên của NATO. Ukraina không phải là thành viên của khối và là nguyên nhân dẫn đến cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây từ hơn 10 năm qua. Ông Stoltenberg cho biết Ukraina đã được giúp đỡ trên nhiều mặt, quân đội nước này cũng đã nhận được đào tạo, Liên Minh sẽ vẫn tiếp tục giúp đỡ Ukraina, nhưng “vấn đề bây giờ là bảo vệ các thành viên đồng minh của NATO.” 

Liên Minh đã quyết địch kích hoạt kế hoạch phòng thủ. Lực lượng quân sự đã hiện diện ở Đông Âu sẽ được tăng cường thêm. Về phía Hoa Kỳ, tổng thống Joe Biden xác nhận sẽ không điều binh sĩ tới Ukraina. Hiện khoảng 90.000 lính Mỹ đã có mặt ở châu Âu, đa số tập trung ở Đức. Lầu Năm Góc cũng tuyên bố gửi thêm 7.000 lính đến Đức trong tuần này. 

Trước cuộc tấn công trên diện rộng của Nga, một số quốc gia lân cận Ukraina và là thành viên NATO như Litva, Estonia, và Ba Lan cảnh giác cao độ và yêu cầu tham vấn Điều 4 của Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương, tức là tiến hành trao đổi, thảo luận trong trường hợp an ninh của một số quốc gia bị đe dọa. Tuy nhiên, Time cho biết, điều này không bảo đảm đưa ra bất kỳ hành động nào mà chỉ dừng lại ở mức thảo luận.  

Tối hôm qua, 24/02, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã điện đàm với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin để yêu cầu chấm dứt ngay lập tức cuộc tấn công vào Ukraina, nhưng không thu được kết quả gì. Macron cho biết thấy cần thiết phải duy trì đối thoại với Matxcơva nhưng cũng lên án sự gian dối của Putin. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tối nay, tổ chức họp, bỏ phiếu quyết định trừng phạt cuộc tấn công của Nga.

Theo RFI


Comments powered by CComment

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.