Các nhà nghiên cứu có thể đã tìm thấy "gót chân Achilles" của Covid-19, đó là một loại protein virus tác động đến phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Ontario: 3.797 người nhập viện vì COVID-19, thêm 56 ca tử vong
Phát hiện một biến chủng phụ của Omicron
Việt Nam: Vượt 2 triệu ca sau tròn 2 năm phát hiện ca Covid-19 đầu tiên
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu virus hợp bào hô hấp (RSV) thiếu protein NS2, phản ứng miễn dịch của cơ thể có thể tiêu diệt virus trước khi tình trạng viêm nặng bắt đầu. Các nhà nghiên cứu khẳng định phát hiện này có thể giúp ngăn chặn các bệnh liên quan đến virus đường hô hấp, bao gồm cả Covid-19.
Giống như các virus đường hô hấp khác, RSV lây nhiễm cho các tế bào phổi chịu trách nhiệm hô hấp, chúng sẽ sử dụng phổi như nhà máy để tạo ra nhiều virus hơn. Sự nhân lên không thể kiểm soát của virus trong các tế bào này có thể dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng, gây ra các bệnh về phổi gây tử vong.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Thú y thuộc Đại học Bang Washington (WSU).
Kim Chiok, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ của WSU, người dẫn đầu dự án, cho biết: "Tình trạng viêm quá mức làm tắc nghẽn đường thở và gây khó thở. Đây là lý do tại sao những người mắc bệnh sẽ bị viêm phổi và cần được trợ thở, và đó là lý do tại sao họ phải nhập viện trong ICU (đơn vị chăm sóc đặc biệt)".
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đang cố gắng giải quyết vấn đề đó bằng cách tìm hiểu kỹ hơn về cách virus đường hô hấp tồn tại trong tế bào.
RSV gây ra 160.000 ca tử vong mỗi năm, chủ yếu ở trẻ sơ sinh, trẻ em, người già và những người bị suy giảm hệ miễn dịch, theo Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để giải quyết vấn đề. Bà Chiok cho biết: "Virus có một loạt các công cụ, một số công cụ có rất nhiều chức năng, chúng tôi muốn tìm hiểu về những công cụ này bằng cách tước bỏ chúng đi". Mỗi công cụ có thể được hiểu là một loại protein virus khác nhau.
Protein NS2 của virus được tìm thấy là cơ quan điều chỉnh chính của quá trình tự thực. Đây là một quá trình tế bào điều chỉnh hệ bảo vệ miễn dịch khi nhiễm virus. Khi virus xâm nhập vào tế bào, một protein tế bào có tên là Beclin1 có thể nhận ra mối đe dọa. Tuy nhiên, protein NS2 của RSV sẽ xâm nhập vào hệ thống phòng thủ của Beclin1, cho phép virus tồn tại và nhân rộng trong tế bào.
Sau đó, nó lây lan sang các tế bào khác, gây ra tổn thương và phản ứng viêm từ cơ thể. Đây chính là quá trình gây ra các bệnh về đường thở như viêm phổi. Nếu không có sự xuất hiện của protein NS2, virus sẽ bị tiêu diệt bởi Beclin1.
Bà Chiok nói: "Tóm tắt lại, bạn cần vô hiệu hóa protein NS2 để từ đó hệ miễn dịch của cơ thể có thể chiến thắng virus".
Nghiên cứu được công bố ngày 18/1 trên tạp chí mBio.
Theo DV
Comments powered by CComment