Thận là cơ quan vô cùng quan trọng đối với con người. Lượng nước trong cơ thể có thể lưu thông thuận lợi hay không chính là điểm mấu chốt quyết định sức khỏe, nguyên nhân chủ yếu bởi sinh mệnh của chúng ta là dựa vào nước trong cơ thể lưu thông để duy trì.
Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, thận không phải là một cơ quan riêng biệt, mà xét từ góc độ chỉnh thể, đây là một “Đoàn thể thận tạng”.
Mối quan hệ của thận và đoàn thể thận tạng
Cái gọi là “đoàn thể thận tạng” là do các bộ phận sau đây tổ hợp thành:
● Thận (tạo nước tiểu)
● Bàng quang (chứa nước tiểu)
● cơ quan sinh sản
● Tai
● Nhị âm (Bài tiết phân và nước tiểu)
● Tóc
● Xương (cũng bao gồm răng)
● Trí não (các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh não bộ như chứng hay quên, sa sút trí tuệ do thận kiểm soát)
● Sợ hãi, chấn động (thận bị ảnh hưởng bởi cảm xúc sợ hãi, bồn chồn, choáng váng, bất an)
● Lạnh (thận bị ảnh hưởng bởi lạnh)
● Màu đen, muối (mặn) (Thận bị ảnh hưởng bởi thức ăn màu đen, vị mặn)
“Đoàn thể thận tạng” đề cập ở trên không chỉ là một cơ quan nội tạng, mà còn bao gồm tóc, xương, cũng như các trạng thái tâm lý sợ hãi, hoảng hốt. Trung y nhìn nhận, các bộ phận khác ngoài các cơ quan cũng là một phần của “đoàn thể” này. Vì vậy, từ góc độ hoạt động và trạng thái của tổ hợp này, nếu chức năng hoạt động của chúng bị suy giảm thì được coi là “Thận hư”.
Những triệu chứng biểu hiện thận hư
Thận hư có thể gây khó chịu cho cơ thể và chủ yếu sẽ có các triệu chứng sau:
①Lão hóa sớm: Lưng và chân trở nên yếu ớt, thính giác yếu, răng và xương yếu, rụng tóc, tóc bạc, tích tụ hắc sắc tố, mất khả năng sinh sản, não không linh hoạt.
②Tạo thành vô sinh: Đối với nam giới, biểu hiện suy giảm chức năng tình dục, giảm số lượng tinh trùng… Đối với nữ giới sẽ rối loạn sinh lý, không rụng trứng, sẩy thai…
③ Dễ mắc các triệu chứng dị ứng: viêm da dị ứng, viêm da mặt trời (dị ứng tia cực tím), dị ứng kim loại, hen suyễn, dị ứng phấn hoa…
④Suy giảm khả năng lưu chuyển của lượng nước trong cơ thể (xuất hiện các triệu chứng khác nhau do nước tích tụ trong cơ thể và không thể thải ra ngoài) như: phù nề, béo phì, chóng mặt, ù tai, dị ứng phấn hoa, nhức đầu, bệnh ngoài da, tăng tiết mồ hôi…
⑤Các bệnh về tai khó chữa: viêm tai giữa,…
⑥Bệnh tâm lý: Tâm thần bồn chồn, bất an, hoang tưởng bị ngược đãi, rối loạn thần kinh tự chủ…
⑦Các vấn đề về tóc: rụng tóc, tóc bạc, hói tròn, hói toàn bộ…
⑧Da bị tích tụ hắc sắc tố: thâm nám, tàn nhang, mụn đầu đen…
⑨Mất ngủ: Khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, khi thức dậy không thể ngủ lại được…
Chắc rằng nhiều người sẽ có ít nhất một hoặc hai triệu chứng được mô tả ở trên. Những người gặp rắc rối với những khó chịu về thể chất này, chỉ cần có thể cải thiện chức năng của thận thì cuộc sống sẽ tràn đầy sức sống trở lại.
Thực phẩm cho người bị Thận hư
1. Chất bột đường
Người thận hư nên chọn các thực phẩm chất bột ít đạm như gạo xay trắng, miến, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, bún, hủ tiếu, phở…
Nếu bệnh nhân có kèm bệnh đái tháo đường, chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp, trung bình như khoai sọ, bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang…
2. Chất đạm
Nên ăn đa dạng, chú ý chất đạm giá trị sinh học cao như thịt, cá, sữa, trứng. Nếu bệnh nhân kèm rối loạn mỡ máu nên ăn trứng 3 quả/tuần, cách ngày ăn 1 lần, thịt bò 1-2 lần/tuần, cá biển (cá hồi, cá trích, cá nục…) 2 lần/tuần.
Số lượng đạm tùy theo mức độ, giai đoạn suy thận. Ngoài ra, nên chọn các loại sữa giảm đạm.
3. Chất béo
Chọn dầu thực vật (dầu vừng, dầu đậu nành…) và mỡ cá.
Trong giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể ăn đa dạng rau, trái cây có màu xanh, màu đỏ, màu vàng, tím… Bệnh nhân có kèm theo bệnh đái tháo đường nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp, trung bình như táo tây, cam, quýt, bưởi… với số lượng tùy vào mức độ kali trong máu. Đối với gia vị, nên chọn thực phẩm ít muối và đọc nhãn của thực phẩm thật kỹ trước khi quyết định mua.
Theo DKN
Comments powered by CComment