Mỹ thời gian qua đã áp dụng học thuyết phòng thủ mới mang tên “răn đe tích hợp”, phối hợp chặt chẽ mạng lưới đồng minh và đối tác để đối phó Trung Quốc.
Trong bài viết mới đây trên tờ Asia Times, chuyên gia Richard Heydarian thuộc ĐH Bách khoa Philippines nhận định rằng Mỹ thời gian qua đã áp dụng học thuyết phòng thủ mới mang tên “răn đe tích hợp”, với điểm chủ đạo là Washington phối hợp chặt chẽ mạng lưới đồng minh và đối tác để đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ năng lực quân sự của Trung Quốc.
Hải quân Mỹ cùng các lực lượng của Nhật, Anh và một số nước khác diễn tập hải quân quy mô lớn gần khu vực biển Okinawa, đầu tháng 10. Ảnh: GETTY IMAGES
Hồi tháng 4, khi tới thăm Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ở đảo Hawaii, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin từng định nghĩa “răn đe tích hợp” là làm sao khiến các đối thủ tiềm tàng của Mỹ phải hiểu được rằng rủi ro và cái giá phải trả khi gây chiến với nước này vượt xa bất kỳ lợi ích nào có thể đạt được từ việc đối đầu đó.
Theo ông Austin, “chúng ta sẽ sử dụng các khả năng hiện có và xây dựng các khả năng mới, đồng thời hợp tác với các đồng minh và đối tác” để “bảo đảm an ninh Mỹ trong thế kỷ 21”.
Cho đến nay, chiến lược “răn đe tích hợp” của Mỹ đã được thể hiện qua các hoạt động chung ngày càng dày đặc giữa Mỹ và đồng minh, đối tác. Hồi đầu tháng 10, hải quân Mỹ cùng các lực lượng của Nhật, Anh và một số nước khác đã diễn tập hải quân quy mô lớn gần khu vực biển Okinawa.
Một tuần sau, nhóm “Bộ tứ kim cương” (gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật, Úc) tổ chức cuộc tập trận Malabar 2021 giai đoạn 2 ở vịnh Bengal. Ngoài ra, thỏa thuận hợp tác quân sự đa phương AUKUS giữa Mỹ, Anh và Úc cho thấy rằng hơn tất cả, mối đe dọa chung Trung Quốc là chất keo hiệu quả nhất gắn kết Mỹ và các đồng minh, đối tác ở thời điểm hiện tại và trong tương lai 5-10 năm tới.
Theo DanViet
Comments powered by CComment