Group News: Tin tổng hợp

Người đàn ông ở tỉnh Nam Sulawesi nói rằng anh ta đã tiêm hai mũi Sinovac, sau đó tiêm thêm 14 mũi cùng loại thay những người do dự để được trả công.

Abdul Rahim ở huyện Pinrang đầu tháng này đăng video lên mạng xã hội, cho biết được trả 100.000 - 800.000 rupiah (7-56 USD) cho mỗi mũi tiêm thay.

Những người thuê Rahim muốn được cấp chứng nhận tiêm chủng, nhưng không muốn tiêm vaccine. Indonesia hiện yêu cầu người dân phải có chứng nhận tiêm chủng nếu muốn du lịch hoặc đến nơi công cộng như trung tâm mua sắm, quán cà phê và nhà hàng.

Rahim khẳng định đã tiêm đủ hai mũi trước đó, đồng nghĩa anh đã được tiêm tổng cộng 16 mũi vaccine. Cảnh sát địa phương và Bộ Y tế Indonesia đang điều tra những tuyên bố trong video và sẽ quyết định liệu có buộc tội Rahim theo Luật về Bệnh truyền nhiễm.

Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine Sinovac tại điểm tiêm chủng ở Jakarta, Indonesia hồi tháng 7. Ảnh: Reuters.
 

 

Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine Sinovac tại điểm tiêm chủng ở Jakarta, Indonesia hồi tháng 7. Ảnh: Reuters.

Cảnh sát địa phương và Bộ Y tế Indonesia ngay lập tức tiến hành điều tra những tuyên bố được đưa ra trong video và đang quyết định xem có buộc tội Rahim theo Luật về bệnh truyền nhiễm của quốc gia này hay không.

Theo luật, bất kỳ ai “cản trở công tác kiểm soát đại dịch” có thể bị phạt tiền và chịu án tù lên đến một năm.

Toàn bộ những người trốn tiêm vaccine bị Rahim nêu tên trong video đều đã bị bắt và bị buộc phải tiêm phòng. Ba người trong số đó khai với cảnh sát rằng họ thuê Rahim vì sợ kim tiêm và lo lắng về tác dụng phụ của vaccine.

Video của Rahim lan truyền trên mạng xã hội Indonesia với tốc độ chóng mặt. Nhưng đáng buồn là đây không phải một sự việc đáng ngạc nhiên do nhiều người Indonesia vẫn còn tâm lý lưỡng lự và phản đối tiêm vaccine.

Sự việc này không khiến tôi kinh ngạc vì tâm lý kháng cự vaccine vẫn tồn tại ở Indonesia. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ của chương trình tiêm phòng COVID-19 chậm lại”, nhà dịch tễ học Dicky Budiman tại đại học Griffith, Úc, cho biết.

Trường hợp của Donald cho thấy tâm lý chần chừ tiêm chủng đã làm phức tạp thêm nỗ lực tiêm chủng ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, nơi những thách thức về hậu cần khiến chiến dịch tiêm chủng ở quốc gia gồm hơn 17.000 hòn đảo trở nên vô cùng khó khăn. Indonesia hiện là vùng dịch lớn nhất Đông nam Á với hơn 4,2 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 144.000 người đã tử vong.

Dicky Budiman, nhà dịch tễ học tại Đại học Griffith ở Australia, cho rằng để tránh xảy ra trường hợp tiêm hộ, giới chức y tế Indonesia cần dành nhiều thời gian hơn để xác minh danh tính và nhanh chóng xử lý nếu phát hiện bất kỳ điểm không trùng khớp nào. Theo quy định, người Indonesia phải cung cấp bản sao giấy tờ tùy thân có ảnh để được tiêm phòng nhưng các phòng khám ở một số khu vực dường như không tuân theo những yêu cầu này.

Hiện Indonesia ghi nhận tổng cộng 4.261.879 người mắc COVID-19, trong đó có 144.063 người chết. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, quốc gia này đã áp dụng quy định bắt buộc xuất trình giấy chứng nhận tiêm phòng COVID-19 khi đi du lịch và vào những nơi công cộng như trung tâm mua sắm, quán cà phê và nhà hàng.

Tổng hợp


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.