Thủ tướng Morrison xin lỗi Higgins, cựu nhân viên trong chính quyền từng tố cáo bị đồng nghiệp cưỡng bức tại nhà quốc hội.
- Bị lộ nói xấu lãnh đạo, Phó Thủ tướng Australia xin từ chức
- Australia mở lại biên giới quốc tế từ ngày 21 tháng 2
- Australia công bố thời điểm mở cửa hoàn toàn biên giới quốc tế
"Tôi xin lỗi. Chúng tôi thật sự xin lỗi. Xin lỗi Higgins vì những điều khủng khiếp đã diễn ra ở đây", Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu trước quốc hội hôm 8/2, đề cập đến Brittany Higgins, người năm ngoái cáo buộc bị một quan chức làm việc cho Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Australia cưỡng bức tại văn phòng ở tòa nhà quốc hội hồi tháng 3/2019.
Các quan chức Hạ viện và Thượng viện Australia cũng lên tiếng xin lỗi và thừa nhận tình trạng quấy rối tình dục, bắt nạt đã tồn tại trong quốc hội cùng nhiều cơ quan chính phủ nước này hàng thập kỷ như một dạng "văn hóa công sở độc hại".
Nạn quấy rối và bắt nạt trong cơ quan công quyền Australia bị phanh phui sau khi Ủy viên Chống phân biệt Giới tính Kate Jenkins nhận đơn tố cáo của Higgins và cuộc điều tra.
Higgins, khi đó 24 tuổi, cho biết cô phải lựa chọn giữa trình báo sự việc với cảnh sát hoặc tiếp tục công việc là nhân viên truyền thông của quốc hội Australia. Tháng 1/2021, Higgins quyết định nghỉ việc và trình báo vụ cưỡng bức với cảnh sát.
Higgins đã có mặt tại phiên họp quốc hội hôm qua, nơi Thủ tướng Morrison cảm ơn cô vì đã can đảm nói lên sự thật.
"Nơi đáng lẽ phải an toàn hóa ra lại đem tới ác mộng. Tôi muốn xin lỗi vì những điều hơn thế này, đối với cả những người từng phải chịu đựng giống Higgins trước đây, nhưng chưa có dũng cảm nói ra", Morrison nói thêm.
Cuộc điều tra này do cựu nhân viên chính phủ Brittany Higgins khởi xướng. Cô năm ngoái cáo buộc bị đồng nghiệp cưỡng bức tại văn phòng của Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Australia hồi tháng 3/2019.
Trong cuộc điều tra về nạn quấy rối và bắt nạt trong cơ quan công quyền Australia, Jenkins đã thu thập lời khai từ hơn 1.700 người, bao gồm cả nhân viên đương nhiệm và cựu nhân viên. Báo cáo điều tra của bà cho thấy 37% nhân viên làm việc tại quốc hội Australia từng bị bắt nạt và hơn 30% từng bị quấy rối tình dục.
Theo VnExpress
Comments powered by CComment