Group News: Tin copy

Malaysia ngày thứ 5 liên tiếp ghi nhận trên 20.000 người nhiễm Covid-19, trong khi số ca Covid-19/ngày ở Indonesia đã lên mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.

Malaysia hôm 15/2 ghi nhận 22.133 ca nhiễm Covid-19 mới, đánh dấu ngày thứ 5 liên tiếp quốc gia này có hơn 20.000 ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày.

Đây cũng là số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày cao thứ 2 của Malaysia trong năm nay, chỉ sau mức 22.802 ca nhiễm được ghi nhận hôm 12/2 vừa qua.

Indonesia và Malaysia hứng kỷ lục buồn vì Covid-19
Nhân viên y tế tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em ở Malaysia. Ảnh: Ảnh Bernama

Tiến sĩ Malaysia Noor Hisham Abdullah, quan chức y tế hàng đầu Malaysia, cho biết hơn 99% các ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày 15/2 không có triệu chứng hoặc chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ. Dù vậy, vẫn có 102 trường hợp biểu hiện triệu chứng nhiễm trùng phổi, 24 trường hợp cần được hỗ trợ oxy và 20 trường hợp khác đang trong tình trạng nguy kịch với các biến chứng đa cơ quan.

Bộ Y tế Malaysia vẫn tiếp tục kêu gọi công chúng đi tiêm phòng Covid-19, đồng thời cảnh báo về "hội chứng Covid-19 kéo dài" và cho biết các triệu chứng như khó thở và gián đoạn nhận thức có thể tồn tại trong 12 tuần hoặc hơn sau khi bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục.

Tính đến ngày 14/2, hơn 13 triệu người, tương đương 56,8% tổng số người trưởng thành ở Malaysia, đã được tiêm liều vắc xin Covid-19 tăng cường, trong khi 97,5% dân số nước này đã hoàn thành việc tiêm 2 liều vắc xin cơ bản.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát cho đến nay, Malaysia đã ghi nhận hơn 3 triệu ca nhiễm Covid-19 với hơn 32.000 trường hợp tử vong.

Indonesia vượt mức 57.000 ca nhiễm mới trong ngày

Indonesia hôm 15/2 ghi nhận 57.049 ca nhiễm Covid-19 mới trong khoảng 24 giờ qua, mức tăng hàng ngày cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát ở quốc gia này.

Toàn lãnh thổ Indonesia cũng ghi nhận 134 trường hợp tử vong và 26.747 ca Covid-19 đã bình phục. Tổng số ca Covid-19 đang được điều trị ở nước này là 400.000.

Indonesia đã phải chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 kể từ khi biến thể Omicron lần đầu tiên được phát hiện ở quốc gia Đông Nam Á này hồi tháng 12 năm ngoái. Theo số liệu của Bộ Y tế Indonesia, tổng cộng 90.650 ca nhiễm Covid-19 đã được ghi nhận trong tháng 1, song số ca nhiễm mới chỉ sau 2 ngày trong tuần này đã vượt con số trên, với 36.501 trường hợp được ghi nhận hôm 14/2.

Con số hôm 15/2 cao hơn kỷ lục trước đó là 56.757 ca Covid-19 được ghi nhận trong ngày 15/7 năm 2021.

Hong Kong không có kế hoạch đóng cửa hoàn toàn

Trang tin Bloomberg, dẫn lời Đặc khu trưởng Hong Kong (Trung Quốc) Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong một cuộc họp báo ngày 15/2, cho biết dù tình hình “rất nghiêm trọng", song đặc khu này không có kế hoạch đóng cửa hoàn toàn như Trung Quốc đại lục đã làm ở một số nơi.

Thay vào đó, Hong Kong sẽ tiếp tục phong tỏa các tòa nhà cụ thể hoặc khu vực lân cận theo cấp quận để khởi động các đợt xét nghiệm Covid-19.

"Các lệnh hạn chế dựa trên địa bàn đã được áp dụng trong nhiều tháng", bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết và lưu ý rằng Hong Kong đã tiến hành hơn 100 hoạt động như vậy. "Chúng tôi cấm mọi người rời khỏi tòa nhà cho đến khi đã được xét nghiệm và kết quả được công bố".

Hong Kong đang tìm kiếm thêm các khách sạn để sử dụng làm cơ sở cách ly và hy vọng sẽ có thêm khoảng 10.000 phòng cách ly trong thời gian tới. Theo bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, đặc khu này cần nhiều cơ sở cách ly hơn và bà có thể sử dụng quyền hạn khẩn cấp trong thời kỳ đại dịch để buộc các khách sạn tham gia hoạt động này.

Dữ liệu ngày 15/2 cho thấy, nhiều bệnh viện ở Hong Kong đang hoạt động ở mức trên 100% công suất. Điều này buộc giới chức y tế đặc khu phải chuyển sang ưu tiên chăm sóc người già và trẻ em mắc Covid-19.

Dịch bệnh ở Philippines đã xuống mức “rủi ro thấp”

Karlo Nograles, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, hôm 15/2 tuyên bố tình hình dịch Covid-19 ở nước này đã xuống mức "rủi ro thấp", khi ngày càng có nhiều người tiêm chủng và số ca nhập viện giảm xuống.

 “Vùng thủ đô và toàn bộ Philippines đã xuống mức “rủi ro thấp” về mức độ gia tăng số ca nhiễm, tỷ lệ mắc bệnh và năng lực của hệ thống y tế”, ông Nograles nói trước các phóng viên.

Sau sự gia tăng số ca nhiễm các biến thể Omicron và Delta tại Philippines, dẫn đến việc chính phủ phải thực thi các hạn chế, tỷ lệ lấp đầy giường bệnh trung bình tại các cơ sở y tế của nước này đã giảm xuống khoảng 30%.

Theo Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire, sau những đợt phong tỏa kéo dài khiến nền kinh tế chịu nhiều thiệt hại và hàng triệu người mất việc, chính phủ đang lên kế hoạch dỡ bỏ tất cả các hạn chế. Dù vậy, bà Vergeire không nêu cụ thể việc dỡ bỏ sẽ diễn ra khi nào.

Theo số liệu của chính phủ Philippines, virus corona đã lây nhiễm cho hơn 3,6 triệu người và khiến hơn 55.000 người tử vong tại quốc gia này.

Theo VietNamNet


Comments powered by CComment

Tin nổi bật

Tin xem nhiều

Ngôi sao

Tin liên quan

Bài viết Khác

Trang Thông Tấn Xã Việt Nam là cơ quan XÃ HỘI DÂN LUẬN chính thức của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT nhằm cung cấp thông tin nhanh chính xác.

Quý vị cần liên hệ về quảng cáo và góp ý với chúng tôi, xin gửi email tới This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

Đăng ký nhận thông tin mới nhất

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Thông Tấn Xã Việt Nam
ĐT:(714) 589 7520
Email: ttxavietnam@gmail.com.